-
Chủ thương hiệu sữa Ba Vì đặt mục tiêu lãi giảm 4%, thấp nhất 2 năm
-
Có hàng hóa tốt, thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng bền vững
-
Công ty mẹ của Vinaconex đăng ký bán tiếp 19,6 triệu cổ phiếu VCG
-
Chứng khoán Tiên Phong đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 36% năm 2023, đa dạng hóa doanh thu
-
BSR đang làm rõ một chỉ tiêu còn lại để đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu lên HoSE -
Thị trường được dự báo khó khăn, FPT Retail đặt mục tiêu giảm 51% lợi nhuận năm nay
Công ty CP HAGL Agrico (HoSE: HNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu giảm một nửa, còn 151 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 2.793,4 tỷ đồng. Trong đó, lỗ thuần về hoạt động kinh doanh hơn 555 tỷ đồng; lỗ do ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây hơn 2.127 tỷ đồng và lỗ khác gần 111 tỷ đồng.
HAGL Agrico nêu 4 nguyên nhân gây thua lỗ.
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cơn bão Noru tại thời điểm cuối tháng 9/2022 và tình trạng thiếu hụt lao động tại Lào, dẫn đến sản lượng thu hoạch chuối giảm 68% so với cùng kỳ quý IV/2021.
Thứ hai, giá mua phân bón so với cùng kỳ quý IV/2021 tăng 35%, vật tư nông nghiệp và bao bì đóng gói tăng 18%.
Thứ ba, cước phí vận chuyển tăng 9% (từ 2.198 USD/Cont tăng lên 2.390 USD/Cont) so với quý IV/2021.
Cuối cùng, Công ty thực hiện rà soát lại sổ sách kế toán, ghi nhận chi phí chuyển đổi các vườn cây năm 2020 trở về trước chưa hạch toán bao gồm vườn cây cao su, cọ dầu và cây ăn trái với tổng chi phí 2.127 tỷ đồng.
Cả năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 742 tỷ đồng và lỗ gần 3.566 tỷ đồng. Như vậy, tổng lỗ luỹ kế đến cuối năm 2022 ở mức 6.993 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng vốn chủ sở hữu Công ty.
Tính đến 30/1/2023, HNG có hơn 1,1 triệu cổ phiếu lưu hành. Trong đó, Thaco nắm 27,63% vốn, HAGL nắm 9,44%.
Sang năm 2023, HNG đặt kế hoạch sản lượng 118.529 tấn trái cây, tương ứng doanh thu 1.586 tỷ đồng. Tổng đầu tư dự chi 1.973 tỷ đồng. Trong đó, với cây ăn trái, Công ty đầu tư hệ thống thuỷ lợi và điện, xây xưởng đóng gói, khu nhà ở công nhân... với 370 tỷ đồng. Công ty cũng đầu tư máy móc thiết bị 60 tỷ và đầu tư 440 tỷ cho việc trồng mới, chăm sóc vườn cây.
Về chăn nuôi bò, Công ty bước đầu tiên triển khai đầu tư trang trại chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình bán chăn thả với quy mô 14 cụm chuồng trại và nhập 14.000 con bò sinh sản, tổng mức đầu tư dự kiến 1.055 tỷ đồng.
Với sân bay Nong Khang, Công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện với tổng giá trị dự kiến 48 tỷ đồng.
-
Công ty mẹ của Vinaconex đăng ký bán tiếp 19,6 triệu cổ phiếu VCG -
Chứng khoán Tiên Phong đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 36% năm 2023, đa dạng hóa doanh thu -
VN-Index vượt mốc 1.050 điểm, khối ngoại giao dịch dè dặt -
BSR đang làm rõ một chỉ tiêu còn lại để đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu lên HoSE -
Góc nhìn TTCK tuần 27/3-1/4: VN-Index vận động trong khoảng 1.020 – 1.060 điểm -
Quỹ ngoại liên tục mua và tăng sở hữu cổ phiếu PVS -
Đất Xanh Services (DXS) đặt kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi so với năm 2022
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”