-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Nhà máy Sumidenso trong KCN Đại An |
Tỉnh xác định luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết nhanh các khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp đã và đang đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Nhật Bản đứng thứ 2 về số dự án và vốn đầu tư
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, trên địa bàn tỉnh có 56 dự án FDI đến từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 1,414 tỷ USD. Nhật Bản quốc gia đứng thứ hai về số lượng dự án(13%) và số vốn đầu tư (16%) trong các quốc gia đầu tư trên địa bàn.
Các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào địa bàn tỉnh chủ yếu vào các khu công nghiệp (KCN) với hình thức đầu tư là 100% vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô vốn bình quân một dự án của Nhật Bản đầu tư vào địa bàn tương đối khá: 24 triệu USD/dự án. Ngành nghề chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử; linh kiện cơ khí; thiết bị viễn thông; khuôn đúc; dây và cáp điện ô tô... Một số doanh nghiệp quy mô vốn lớn là Công ty TNHH Sumiden Việt Nam (hơn 120 triệu USD), Công ty TNHH Brother Việt Nam (hơn 253 triệu USD), Công ty TNHH Điện tử UMC (hơn 100 triệu USD), Công ty TNHH Uniden (hơn 85 triệu USD)...
Tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm đến việc kết nối con người với con người, doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư. Thực hiện nhiều hình thức xúc tiến đầu tư, trong đó thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết nhanh các khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp đã và đang đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh tích cực hỗ trợ tỉnh xây dựng các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư; làm cầu nối để giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng khác đến đầu tư.
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
Ông Lê Hồng Diên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đánh giá, các dự án của Nhật Bản đầu tư tại Hải Dương được triển khai nhanh, bảo đảm đúng tiến độ cam kết, hoạt động ổn định và hiệu quả. Các doanh nghiệp hầu hết có công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sạch, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, có chính sách thu hút, động viên tạo động lực cho người lao động thể hiện cụ thể qua chính sách tiền lương, chế độ khen thưởng, môi trường lao động sản xuất tốt, chế độ đãi ngộ, đào tạo... Đến nay, có gần 40.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh đều đánh giá cao môi trường làm việc tại các doanh nghiệp này.
Về phía nhà đầu tư, ông Kurihara Kiyokazu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam chia sẻ: “Hải Dương là địa phương có rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, đặc biệt là Khu công nghiệp - Đô thị Đại An. Đây là điểm đến đầy hứa hẹn thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản, nổi bật ở các lĩnh vực phát triển KCN, dịch vụ nghỉ dưỡng, công nghiệp phụ trợ. Hoạt động đầu tư vào tỉnh đặt trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ngày càng phát triển. Vì thế, khi đỉnh dịch Covid-19 đã qua, các bên cần phải bàn bạc, tính toán, hướng tới mục tiêu phát triển mới. Doanh nghiệp Nhật Bản đều kỳ vọng Hải Dương có chính sách, cơ chế ưu đãi, linh hoạt để hấp dẫn dự án chất lượng”.
Trước đó, tại buổi làm việc với ông Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam về trao đổi, xúc tiến đầu tư vào Hải Dương đầu tháng 4/2022, với mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Hải Dương, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã đề nghị Ngài Yamada Takio cùng các cơ quan của Đại sứ quán, Tổ chức Xúc tiến đầu tư JETRO của Nhật Bản tiếp tục là cầu nối, giới thiệu những tiềm năng, dư địa phát triển của Hải Dương cho nhà đầu tư, doanh nghiệp của Nhật Bản trong thời gian tới. Đồng thời, cam kết Hải Dương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc này, ông Yamada Takio đã chia sẻ, sẽ cùng Hải Dương nắm bắt nguyện vọng của các doanh nghiệp Nhật Bản để thông tin cho tỉnh. Đề nghị Hải Dương chuẩn bị chu đáo, giới thiệu lợi thế so sánh với các tỉnh khác về những vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm như hạ tầng, thuế, nhân lực và mức lương, các chính sách ưu đãi của tỉnh... Ngoài ra, Ngài Đại sứ mong muốn tỉnh Hải Dương có Chương trình đào tạo tiếng Nhật để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, xây dựng mối quan hệ “đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài”, tiến tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023).
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (thứ hai, từ phải sang) và Ngài Yamada Takio (thứ hai, từ trái sang) cùng đại diện Hội hữu nghị Việt - Nhật, đại diện JETRO chụp ảnh lưu niệm |
Tiếp tục là điểm đến hấp dẫn FDI Nhật Bản
Tỉnh Hải Dương được Chính phủ phê duyệt Danh mục Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 gồm 18 KCN, với tổng diện tích 3.517,19 ha. Đến nay, có 11 KCN đã đi vào hoạt động và thực hiện xây dựng hạ tầng với tổng diện tích theo quy hoạch chi tiết là 1.732,13 ha; diện tích thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng KCN là 1.470,21 ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt gần 83% trên diện tích đất công nghiệp được bàn giao, theo quy hoạch xây dựng.
Ngoài ra, tỉnh cũng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án hạ tầng KCN, với diện tích quy hoạch gần 760 ha; tiếp tục triển khai 2 dự án KCN đã thành lập với diện tích quy hoạch gần 340 ha; nâng tổng diện tích quy hoạch chi tiết KCN trên địa bàn tỉnh là 2.567 ha. Các KCN mới thành lập và mở rộng đều có kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng và hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật (theo phân kỳ giai đoạn) trong năm 2022, sẵn sàng đón các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh đang quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực tại huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, với tổng diện tích khoảng 9.230 ha, trong đó đất KCN/KKT khoảng trên 5.000 ha, nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn có công nghệ hiện đại, công nghệ sạch... có vai trò dẫn dắt định hướng gồm các phân khu chính như: KCN chuyên biệt công nghệ cao, KCN đô thị - dịch vụ với lõi là Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, KCN sinh thái, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần phát triển kinh tế cả nước. Cùng với đó, tỉnh Hải Dương định hướng quy hoạch hệ thống giao thông, đô thị, logistics đồng bộ, hiện đại, hiệu quả là điều kiện hạ tầng phục vụ, hỗ trợ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại vùng công nghiệp động lực nói riêng.
Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghiệp Hải Dương khẳng định, Hải Dương luôn đánh giá cao vai trò, vị trí quan trọng của các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, mong muốn thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh như Đại An mở rộng (giai đoạn II), Tân Trường mở rộng, Phúc Điền mở rộng, Kim Thành, Gia Lộc.
Hiện nay, bên cạnh các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của nhà đầu tư Nhật Bản như điện, điện tử... thì còn rất nhiều lĩnh vực mà Hải Dương đang mong muốn được hợp tác, kêu gọi đầu tư với Nhật Bản như: phát triển hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, logistics, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đào tạo nhân lực. Cùng với đó quan tâm hơn đến nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thương mại dịch vụ...
Vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, Hải Dương đã tạo bước ngoặt lớn trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận bằng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thăng hạng ấn tượng. Từ vị trí 47 thuộc nhóm trung bình năm 2020, tỉnh đã vươn lên xếp hạng thứ 13 cả nước, đứng đầu tốp 20 tỉnh, thành phố xếp loại khá trong năm 2021. Không chỉ vậy, Hải Dương còn được đánh giá là một trong 10 địa phương có kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển doanh nghiệp tốt
Để tiếp tục tạo lòng tin, tăng uy tín với cộng đồng doanh nghiệp, ngay trong năm 2022, Hải Dương đang đẩy mạnh thực hiện, tạo bước chuyển biến đột phá, đi vào thực chất về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Phấn đấu giảm ít nhất 50% thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư so với hiện nay. Tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục gây phiền hà và gia tăng thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Hoàn thiện và tăng cường phân cấp, ủy quyền, gắn trách nhiệm và xây dựng quy chế phối hợp trong thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư theo nguyên tắc “5 rõ”. Nhằm bảo đảm tính minh bạch, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực, tỉnh khẩn trương hoàn hiện quy hoạch chung và kế hoạch sử dụng đất. Xây dựng phần mềm quản lý và công khai quy hoạch trên môi trường mạng để doanh nghiệp chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Hải Dương tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách nhanh chóng phục hồi thị trường lao động, cải thiện có hiệu quả dịch vụ cung cấp điện, kho bãi, thông tin liên lạc, tín dụng. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được chú trọng với cách làm bài bản, chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà đầu tư.
Hội nghị Gặp gỡ các doanh nhân Nhật Bản 2022 với chủ đề Tiềm năng - cơ hội đầu tư FDI diễn ra vào ngày 30/5/2022 sẽ là dịp để cho các doanh nghiệp của Hải Dương và Nhật Bản giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Đồng thời, doanh nhân, doanh nghiệp Nhật Bản có dịp trải nghiệm Ngày hội Vải thiều của Hải Dương, gốm sứ Chu Đậu... cùng những sản phẩm của tỉnh được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025