Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Hai mặt của lạm phát thấp
Nguyên Đức - 26/11/2014 08:41
 
() Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đây là kết quả đáng mừng của nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Song ở khía cạnh khác, CPI giảm cũng làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế. 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thấy gì từ chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,2%?
Cơ hội nhìn từ lạm phát thấp
Mặt trái của tấm huân chương xuất siêu, lạm phát thấp
Kiềm chế lạm phát đạt mục tiêu kép

Câu chuyện này được đặt ra ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 giảm 0,27% so với tháng trước, khiến lạm phát tới thời điểm này chỉ dừng ở mức 2,08%.

   
  Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây  

Trên thực tế, mức giảm 0,27% của CPI tháng 11/2014 không quá bất ngờ, nhất là sau khi cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM công bố CPI tháng 11 giảm tương ứng 0,3% và 0,36% so với tháng trước. CPI giảm do giá lương thực, thực phẩm không có nhiều biến  động; giá xăng, dầu, gas đã được điều chỉnh giảm đáng kể.

Nhưng mức giảm 0,27% lại gây bất ngờ lớn nếu đặt trong thế so sánh với CPI tháng 11 của 10 năm qua, cũng như so với diễn biến CPI của các tháng trong năm nay.

Nhìn lại 10 năm qua có thể thấy, ngoại trừ năm 2008, khi mà đầu năm phải chống lạm phát, cuối năm chống suy giảm nên CPI tháng 11 giảm 0,76% so với tháng trước, thì giá cả của tháng này bao giờ cũng tăng, thậm chí tăng cao so với tháng trước.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn, việc CPI tháng 11 giảm khá mạnh rõ ràng là một bất ngờ lớn.

Theo một số chuyên gia kinh tế, lạm phát thấp là dấu hiệu cho thấy, sức mua của nền kinh tế chưa được cải thiện, tổng cầu còn thấp. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động đến tăng trưởng và sự hồi phục của nền kinh tế. Các chuyên gia này cho rằng, với lạm phát sau 11 tháng ở mức 2,08% và với dự báo rằng giá xăng dầu còn tiếp tục giảm, thì nhiều khả năng năm nay, lạm phát sẽ chỉ quay quanh mức 3% và đó là một chỉ số cảnh báo về khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế.

Thực tế, đây không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, mà còn của nhiều nền kinh tế khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, khi mà quý III/2014, nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái. Lạm phát thấp kéo theo sức mua ì ạch, kinh tế trì trệ.

Phải khẳng định rằng, lạm phát thấp sẽ tạo dư địa để điều hành giá cả, điều hành kinh tế vĩ mô và làm tăng lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Mặc dù vậy, lạm phát thấp trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang phục hồi là một biểu hiện bất thường, cần được nghiên cứu kỹ để có các chính sách kích thích tăng trưởng phù hợp với những diễn biến mới của nền kinh tế.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư