-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Hai dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trao giấy chứng nhận đầu tư vào Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng II.
Đó là Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng Starcharge của nhà đầu tư Starcharge Energy Pte.Ltd. (Singapore), sẽ cung cấp các sản phẩm trạm sạc xe điện một chiều và trạm sạc xe điện xoay chiều, thiết bị lưu trữ điện, với công suất 273.000 sản phẩm/năm, 100% xuất khẩu. Dự án có tổng vốn đầu tư 330,96 tỷ đồng (tương đương 14 triệu USD), quy mô sử dụng đất 1,4 ha, dự kiến hoàn thành vào quý I/2024 và vận hành chính thức từ quý II/2024.
Tiếp đến là Dự án HW Energy của nhà đầu tư HW International Investment Holdings Pte.Ltd, sản xuất pin alkaline và pin kẽm-carbon, với công suất 34 tấn sản phẩm/năm, xuất khẩu 100%. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.161,95 tỷ đồng (tương đương 49,55 triệu USD), triển khai trên diện tích 5,5 ha, Dự án dự kiến khởi công trong quý IV/2023, hoàn thành xây dựng quý III/2024 và vận hành chính thức từ quý I/2025.
Tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Dự án Thingking Electronics Việt Nam của nhà đầu tư Thinking Electronic Industrial Co., Ltd cũng được trao giấy chứng nhận đầu tư trong dịp này. Dự án nhằm sản xuất linh kiện điện tử, với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, sử dụng 4 ha đất.
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho rằng, các dự án thứ cấp thuộc lĩnh vực điện tử, năng lượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dịp này có ý nghĩa quan trọng nhằm chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và các sự kiện lớn trong năm 2023 của Thành phố.
“TP. Hải Phòng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và thành công của các nhà đầu tư là thành công của Thành phố. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ là chỗ dựa quan trọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới đầu tư, góp phần đưa Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị”, ông Kiên nhấn mạnh.
Ngoài 3 dự án đầu tư nước ngoài nêu trên, TP. Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Bến số 7, số 8 Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 12.792,64 tỷ đồng, xây dựng 2 bến container với tổng chiều dài 900 m (mỗi bến dài 450 m). Quy mô sử dụng đất, mặt nước khoảng 79,86 ha (bao gồm khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải khoảng 22,332 ha).
Bến số 7, số 8 có thể tiếp nhận cỡ tàu container đến 12.000 Teus hoặc đến 18.000 Teus, với công suất hàng qua cảng dự kiến khoảng 1,9 triệu teus/năm; sử dụng khoảng 600 lao động. Ngoài ra, Dự án còn có một bến sà lan dài 200 m, tiếp nhận tàu sức chở 160 Teus cùng với hệ thống thiết bị khai thác, bốc xếp hàng hóa, công trình bảo vệ cảng, hệ thống kho bãi, hạ tầng phục vụ cảng, khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện.
Năm 2018, 2 bến khởi động số 1, 2 của Khu bến cảng Lạch Huyện đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Các bến số 3, 4, 5, 6 cũng đã được khởi công, đang triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa vào khai thác vận hành từ cuối năm 2024. Việc đầu tư Bến số 7, 8 sẽ nối dài Khu bến cảng Lạch Huyện, phục vụ trực tiếp Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu.
“Việc đầu tư Bến số 7, số 8 cũng sẽ hoàn thiện Khu bến cảng Lạch Huyện trở thành cảng cửa ngõ quốc tế, tiếp tục góp phần nâng cao năng lực hàng hóa của cảng biển Hải Phòng, khẳng định vai trò là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, kết nối vùng với khu vực và quốc tế, làm bệ đỡ để Hải Phòng phát triển đột phá”, ông Kiên khẳng định.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, 5 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn đã thu hút 17 dự án đầu tư nước ngoài cấp mới và 9 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn đầu tư 498,55 triệu USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm trước; 2 dự án trong nước cấp mới và 4 dự án tăng vốn, với tổng vốn thu hút đạt 46,58 triệu USD.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024