
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan
-
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
Lãnh đạo TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương ký kế hoạch phối hợp xây dựng và triển khai Đề án hợp nhất Hải Dương và Hải Phòng |
Đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Từ khi có chủ trương của Trung ương về công tác sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, Hải Phòng đã hoàn thành “giai đoạn I”. Bước đầu, số lượng cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị Thành phố và đầu mối bên trong của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị giảm mạnh, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Trung ương và Thành ủy giao từ 15% đến 20%.
Trong đó, Thành ủy Hải Phòng giảm 1 cơ quan, 11 đảng đoàn, Ban cán sự đảng, 9 ban chỉ đạo trực thuộc Thành ủy; thành lập mới 2 đảng bộ; điều chuyển 11 đảng bộ trực thuộc Thành ủy về Đảng bộ UBND Thành phố quản lý. Sau sắp xếp, Thành ủy Hải Phòng còn 20 đảng bộ trực thuộc; 5 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Đối với cấp ủy cấp huyện, giảm 15 cơ quan tham mưu, giúp việc, đạt tỷ lệ 20%; kết thúc hoạt động của 83 ban chỉ đạo thuộc cấp ủy cấp huyện. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố đã giảm 6/20 sở, ngành, đạt tỷ lệ 30%.
Sau sắp xếp, UBND TP. Hải Phòng chỉ còn 14 cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy, Cơ quan Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố giảm 35/92 đầu mối bên trong, đạt tỷ lệ 38%. Các sở, ngành giảm 51 đầu mối bên trong, đạt tỷ lệ 31,9%.
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ gắn với tinh giản biên chế là một cuộc cách mạng vì sự phát triển chung của Thành phố, đất nước. Hải Phòng quyết tâm triển khai thực hiện với tâm thế của những người làm cách mạng, lấy mục tiêu là nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy; lấy động lực là sự kỳ vọng, mong mỏi của hàng triệu người dân Hải Phòng về sự bứt phá, vươn mình của Thành phố trong tương lai.
Việc tổ chức hợp lý, hướng đến ổn định lâu dài của đơn vị hành chính các cấp có vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền nói riêng, của Thành phố nói chung.
Hợp nhất để tăng dư địa phát triển
Thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng, lấy tên là TP. Hải Phòng, Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thủy Nguyên (thuộc Hải Phòng hiện nay). UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hải Phòng đã phối hợp, trình Chính phủ Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng.
Theo Đề án, sau hợp nhất, TP. Hải Phòng (mới) có 114 đơn vị hành chính gồm 46 phường, 66 xã, 2 đặc khu. Trong đó, Hải Phòng có 50 đơn vị gồm 24 phường, 24 xã, 2 đặc khu; Hải Dương có 64 đơn vị gồm 21 phường, 43 xã.
Ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, việc sắp xếp đặt trong tổng thể phương án hợp nhất tỉnh Hải Dương với TP. Hải Phòng, bảo đảm đồng bộ về địa giới, quy mô, dân số và định hướng phát triển, nhất là việc hình thành khu kinh tế chuyên biệt, tạo vùng động lực tăng trưởng phía Tây thành phố. Qua báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy, cử tri địa phương đồng thuận cao với Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng.
Trên cương vị là người từng trực tiếp tham mưu cho Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về công tác tổ chức, theo ông Nguyễn Xuân Sang, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng, Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ, mà còn phân cấp về thẩm quyền, bố trí lại đơn vị hành chính, phân bổ về nguồn lực, tạo không gian để phát triển. Từ đây, bộ máy tổ chức chính quyền sẽ sát dân, gần dân hơn, chuyển từ trạng thái thụ động giải quyết công việc sang trạng thái chủ động phục vụ người dân, doanh nghiệp.
“Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là câu chuyện về tinh giản, mà quan trọng hơn là để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội”, ông Sang nhấn mạnh.
Cùng với tập trung cao cho phát triển kinh tế, Hải Phòng đang thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy một cách toàn diện, quyết liệt với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Đây là những yếu tố để thành phố cảng tiếp tục bứt phá, trở thành một trong những địa phương đứng đầu cả nước; đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của khu vực và cả nước.

-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội vươn tầm châu Á -
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ -
Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành bến cảng container quốc tế số 3, 4 Lạch Huyện
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?