
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
Đây là kết quả từ báo cáo World Robotics 2024 do Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR) công bố.
![]() |
Một robot đang chiên gà tại nhà hàng Robert Chicken ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 13/6/2023. Ảnh: Getty |
Thống kê cho thấy, mật độ robot trung bình trên toàn cầu đạt 162 robot/10.000 nhân viên trong năm 2023, tăng gấp đôi so với năm 2016. Dẫn đầu là khu vực châu Á với Hàn Quốc, Singapore (770 robot/10.000 nhân viên) và Trung Quốc (470 robot). Châu Âu cũng ghi nhận mức tự động hóa cao, đặc biệt ở Đức, Thụy Điển và Đan Mạch, với mật độ trung bình 219 robot/10.000 nhân viên.
Hàn Quốc nổi bật với mật độ 1.012 robot/10.000 lao động trong các nhà máy, tăng trưởng đều đặn 5% mỗi năm từ 2018. Theo IFR, các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất điện tử và ô tô đã thúc đẩy nhu cầu tự động hóa, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào lực lượng lao động con người trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu đầu tư 3.000 tỷ won (khoảng 2,3 tỷ USD) vào ngành công nghiệp robot đến năm 2030. Kế hoạch này bao gồm sản xuất 1 triệu robot, tăng tỷ lệ tự sản xuất linh kiện từ 44% lên 80% và đào tạo 15.000 chuyên gia trong lĩnh vực này.
Robot mang lại những lợi ích to lớn cho sản xuất, từ tăng năng suất, giảm chi phí, đến cải thiện chất lượng sản phẩm nhờ độ chính xác cao. Các nhà máy lớn như LG tại Changwon đã áp dụng hệ thống robot lắp ráp, tạo ra hiệu quả vượt trội và duy trì hoạt động liên tục, ngay cả trong điều kiện thiếu lao động.
Tuy nhiên, sự gia tăng tự động hóa cũng đặt ra lo ngại về nguy cơ thất nghiệp hàng loạt khi robot thay thế vai trò lao động thủ công. Các chuyên gia cảnh báo rằng cần có những chiến lược bổ sung để cân bằng giữa tự động hóa và nhu cầu việc làm, nhằm tránh gây bất ổn xã hội.
Ông Takayuki Ito, Chủ tịch IFR, nhận định tốc độ áp dụng robot sẽ còn tăng cao trong thập kỷ tới khi các quốc gia đẩy mạnh chiến lược sản xuất thông minh. Hàn Quốc không chỉ cho thấy năng lực công nghệ vượt trội mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi mô hình sản xuất, hướng tới hiệu quả và bền vững.
Việc thay thế hơn 10% lao động bằng robot là minh chứng rõ nét về sự phát triển của công nghệ và các chiến lược dài hạn của xứ kim chi. Đây cũng là tín hiệu cho thấy thế giới đang bước vào kỷ nguyên tự động hóa toàn diện, định hình lại bản đồ kinh tế toàn cầu.

-
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ -
IMF cảnh báo số người di cư và tị nạn chạm mức 3,7% dân số toàn cầu
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu