-
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025
Tỷ lệ nợ/GDP của Hàn Quốc đã tăng từ khoảng 40% khi chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức vào năm 2017. Ảnh: AFP |
Theo đó, Hàn Quốc dự kiến chi tiêu mức kỷ lục 604.400 tỷ won (tương đương 518,4 tỷ USD) vào năm tới, tăng 8,3% so với kế hoạch ngân sách năm nay, trước khi hai khoản chi tiêu bổ sung khẩn cấp được lập ra để cứu trợ các hộ gia đình thời dịch.
Theo đài CNBC, với mức dự chi mạnh tay trên, Hàn Quốc đã đẩy lùi mọi triển vọng đạt mục tiêu cân bằng ngân sách trong khi thâm hụt tài khóa ngày càng trầm trọng. Đồng thời, kế hoạch chi tiêu này sẽ đẩy tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc lên 50,2%, mức cao nhất được ghi nhận đến nay.
"Mức nợ của chúng tôi sẽ vượt quá 50% (GDP của nền kinh tế) trong trung hạn, nhưng khi chúng tôi bắt đầu xoay chuyển tình hình tài khóa tốt hơn, chúng tôi kỳ vọng cán cân thanh toán tài khóa sẽ cải thiện đáng kể trong năm tới", một quan chức ngân sách tại Bộ tài chính cho biết.
Còn đến năm 2025, tỷ lệ nợ/GDP của Hàn Quốc sẽ tăng lên mức 58,8%, theo ước tính của Bộ Tài chính.
Covid-19 đã buộc chính quyền Hàn Quốc phải thỏa hiệp với các mục tiêu tài chính của mình, đề ra các gói cứu trợ đại dịch đầy tham vọng trong 6 kế hoạch chi tài chính bổ sung kể từ đầu năm ngoái. Tỷ lệ nợ/GDP của nước này đã tăng từ khoảng 40% khi chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức vào năm 2017.
Kế hoạch chi tiêu công bố được Hàn Quốc công bố hôm nay được coi là một động thái nhằm cân bằng giữa việc rót tiền vào các dịch vụ xã hội thiết yếu để thúc đẩy một nền kinh tế đang già cỗi và giảm bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng; đồng thời tránh gây thêm căng thẳng lên tình hình tài chính quốc gia.
Hàn Quốc được đánh giá là nền kinh tế già hóa nhanh nhất trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo kế hoạch, khoảng 1/3 tổng chi tiêu, tức là 216.700 tỷ won, sẽ được phân bổ để tăng cường phúc lợi và việc làm, trang trải các chi phí xã hội gia tăng xuất phát từ các vấn đề dài hạn liên quan già hóa dân số.
Trước đó, chính quyền Hàn Quốc cũng đã dành 11.900 tỷ won để chi cho các lĩnh vực liên quan đến môi trường nhằm hướng tới mục tiêu trung lập các-bon vào năm 2050, cùng với mức dự chi 55.200 tỷ won cho quốc phòng.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết cơ quan này sẽ phát hành 167.400 tỷ won trái phiếu vào năm 2022 và giá trị trái phiếu kho bạc phát hành dự kiến tăng thêm 94.900 tỷ won.
5 ngày trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố một quyết định ngược dòng, đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất ngay giữa đại dịch. Theo đó, cơ quan này tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 0,75%. Đây cũng là lần tăng lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong gần 3 năm qua.
Theo chia sẻ của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Ju-yeol, vẫn có những bất đồng nội bộ về quyết định tăng lãi suất trên. Phía các nhà phân tích cho rằng động thái trên của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là "đợt tăng lãi suất miễn cưỡng", mặc dù thị trường "hoàn toàn mong đợi một chuỗi tăng lãi suất".
Hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục nhằm cứu trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Từ Mỹ đến châu Âu và châu Á, các chính phủ nơi đây đã và đang triển khai nhiều biện pháp kích thích để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bình luận sau động thái tăng lãi suất của Hàn Quốc, Công ty nghiên cứu và tư vấn kinh tế Capital Economics nhấn mạnh: "Phải khẳng định rằng Covid-19 vẫn là một thách thức lớn đối với sự phục hồi kinh tế".
"Rủi ro về ổn định tài chính như dư nợ của các hộ gia đình và giá nhà đất tăng cao, là vấn đề không chỉ của năm nay, hay năm ngoái, mà ít nhất là trong 5 năm qua. Vì vậy, khi có cơ hội… Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ tiếp tục bình thường hóa chính sách lãi suất", ông James Lee, chuyên gia kinh tế trưởng tại Tập đoàn HSBC nhận định.
-
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam