-
Điểm mặt loạt mỏ vàng ở Quảng Nam có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường -
Truy tố Nguyễn Đăng Thuyết và 37 bị can trong đường dây mua bán hơn 19.000 hóa đơn -
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý việc tung tin đồn sáp nhập các tỉnh -
VKSND Tối cao vào cuộc vụ nhà đầu tư kiện VN Đà Thành -
Chậm đề xuất sửa bảng giá đất, chủ tịch 12 địa phương ở Quảng Nam bị phê bình -
Tập trung thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm
Thời gian qua, nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng đã bị triệt phá. |
Báo cáo về "công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử”, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho hay những năm qua, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu.
Trong xu thế đó, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển tích cực. Cụ thể, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 25% so với năm 2022. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Dự báo, trong những năm tới, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương).
Dù vậy, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
Dẫn chứng, năm qua, qua công tác thanh kiểm tra đã giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream.
Bộ Công thương đã yêu cầu các Sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Những vụ việc nổi cộm về bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội, đã bị triệt phá: như: Ansan Cosmetics - TP. HCM (Thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (Thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng); Menshop79 – Hà Nội (2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton, giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (Thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm); Vụ bản - Nam Định (Thu giữ gần 30.000 sản phẩm nhái nhãn hiệu Hermès).
Đặc biệt, lực lượng Quản lý thị trường đã chuyển cơ quan điều tra vụ việc Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội (Thu giữ hơn 126.000 sản phẩm không hóa đơn, chứng từ trị giá trên 20 tỷ đồng).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định về trách nhiệm và chế tài với hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn thiếu và chưa đủ mạnh.
Các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng mới tham gia mua hàng online, dễ bị lôi kéo do các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ mua hàng giá rẻ; nguồn lực để giám sát, xử lý mỏng.
Nêu các giải pháp trọng tâm để quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thời gian tới, Bộ trưởng Diên cho biết, Bộ sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, trong đó tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại điện tử như: Bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam.
Chủ động rà soát các website/ứng dụng thương mại điện tử trong việc tuân thủ pháp luật; Chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.
-
Truy tố Nguyễn Đăng Thuyết và 37 bị can trong đường dây mua bán hơn 19.000 hóa đơn -
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý việc tung tin đồn sáp nhập các tỉnh -
VKSND Tối cao vào cuộc vụ nhà đầu tư kiện VN Đà Thành -
Chậm đề xuất sửa bảng giá đất, chủ tịch 12 địa phương ở Quảng Nam bị phê bình -
Tập trung thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm -
Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh bị bắt do nhận hối lộ -
Cháy xưởng sản xuất bột cá tại Quảng Bình, thiệt hại ước tính ban đầu hơn 100 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024