
-
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xin tiếp tục sử dụng bãi đệm taxi
-
Bộ Công thương đề nghị địa phương siết quản lý kinh doanh xăng dầu
-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu
-
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng
-
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
Đây là phương án điều tiết hàng hóa thực phẩm, hàng thiết yếu trên địa bàn TP.HCM vừa được Sở Công thương TP.HCM gửi đến 22 Sở công thương các tỉnh, thành tối 6/7.
Biện pháp này nhằm đảm bảo hàng hóa từ các tỉnh vào thành phố được thông suốt, không ùn ứ, đặc biệt khi chợ đầu mối Thủ Đức phải ngừng hoạt động từ 7/7 cho đến khi có đủ điều kiện an toàn về phòng, chống dịch bệnh.
Đơn vị này đề nghị Sở công thương các tỉnh/thành phố hỗ trợ thông tin đến các thương nhân trên địa bàn đang kinh doanh hàng hóa tại hai chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Điền tạm ngưng vận chuyển hàng hóa vào chợ, tổ chức giao dịch, đưa hàng trực tiếp đến các chợ truyền thống.
Đồng thời, thống nhất với thương nhân kinh doanh, đối tác tại chợ đầu mối Bình Điền về hình thức vận chuyển, phương thức điều phối giao, nhận hàng hóa phù hợp.
Trong đó, ưu tiên hình thức điều phối trực tuyến, giao tận nơi cho các khách hàng mà không thực hiện tập kết trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền.
![]() |
Cơ quan chức năng kiểm tra tại chợ đầu mối Thủ Đức tối 6/7, trước giờ tạm ngưng hoạt động. |
Từ trước đến nay, tiểu thương ở các chợ lẻ sẽ tự lên chợ đầu mối lấy hàng sớm, một số người buôn bán lâu năm thì được giao sỉ tận chợ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sở khuyến khích các thương nhân chuyển sang các hình thức giao dịch khác như tổ chức bán hàng qua điện thoại, trực tuyến, bán hàng theo đơn đặt hàng… và các hình thức phù hợp khác nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo các biện pháp an toàn trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Để thích ứng với việc các chợ đầu mối tạm dừng các hoạt động tập kết giao hàng trực tiếp, mới đây TP.HCM đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh thống nhất giải pháp bố trí vùng đệm trung chuyển hàng hóa giữa hai địa phương.
Theo đó, hàng hóa từ tỉnh Tây Ninh đến TP.HCM sẽ được tập kết tại khu đất trống giáp ranh hai huyện Củ Chi và Trảng Bàng để thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện, đồng thời đề xuất ba phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa.
Các tiểu thương sẽ chọn đăng ký phương án vận chuyển hàng hóa từ Tây Ninh vào các chợ đầu mối để kịp triển khai.
Cùng với phương án đảm bảo nguồn hàng, TP.HCM cũng có kế hoạch tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại với quan điểm tăng cường bảo vệ các hệ thống này để giữ vững vai trò cốt yếu trong cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Đến nay đã có hơn một nửa chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM - tương đương gần 110 chợ và khoảng 60 siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa vì liên quan các ca lây nhiễm Covid-19.
Các chợ truyền thống cũng cần được siết chặt quản lý, đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch.

-
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng -
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc -
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh -
Con đường thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Australia -
Kon Tum bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh -
Khung giá bán lẻ điện bình quân: Từ 1.826,22 đồng/kWh đến 2.444,09 đồng/kWh
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao