-
Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra -
Thái Bình: Trao 3 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và động thổ 2 dự án lớn -
Đề xuất khai thác trước 28,3 km cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Chính phủ luôn đồng hành cùng các địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- TS. Nguyễn Đình Cung: “Chúng ta mở cửa chậm hơn thế giới là gay go”
- “Hành động lớn” để không lỡ chuyến tàu lịch sử toàn cầu mới - Kỳ 2: Cần gói kích thích kinh tế theo đúng triết lý chống dịch
- “Hành động lớn” để không lỡ chuyến tàu lịch sử toàn cầu mới - Kỳ 3: Các trụ cột của nền kinh tế phải được đặt vào vị trí ưu tiên
Trong khi các quốc gia giàu có tranh luận sôi nổi về việc cần phải “hành động lớn” bằng các gói kích thích tài khóa, tiền tệ vừa lớn, vừa chưa có tiền lệ nhằm ứng phó với Covid-19, thì các quốc gia mới nổi lại xem chống dịch là ưu tiên hàng đầu, đồng thời thúc đẩy các cải cách mang tính cấu trúc. Vậy phải làm gì để đừng lỡ hẹn chuyến tàu lịch sử toàn cầu mới?
Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Nestlé Bông Sen (Hưng Yên). Ảnh: Đức Thanh |
Kỳ 4: Cho dù thế nào, Việt Nam cũng phải “mở cửa”
Lộ trình mở cửa nền kinh tế bắt đầu chính từ sự thông suốt của dòng chảy hàng hóa, lao động giữa các địa phương, giữa các khu công nghiệp tới các cửa khẩu, rồi đến các chuyến bay nối Việt Nam với thế giới, đưa thế giới đến Việt Nam.
Bài học luồng xanh cho vải thiều
Đầu tháng 7/2021, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có một bức thư cảm ơn đặc biệt và có lẽ chưa từng có tiền lệ.
Nội dung bức thư có đoạn viết: “Trong lúc gian khó nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang vô cùng xúc động nhận được sự quan tâm chỉ đạo, động viên thường xuyên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã chung tay, đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang vừa chống dịch Covid-19, vừa hỗ trợ nhân dân tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều”.
Vụ vải thiều năm 2021 của Bắc Giang đã thắng lớn, với 210.000 tấn vải được tiêu thụ, giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng. Không chỉ vậy, mô hình “luồng xanh cho vải thiều” đang trở thành hình mẫu cho các phương án thông thương hàng hóa vào thời điểm này, khi đợt dịch thứ tư đã buộc TP.HCM phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...
Khi Bắc Giang bùng dịch vào đầu tháng 5/2021, nhiều người đã nghĩ đến một kịch bản xấu cho vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang, cho dù Bắc Giang đã có kịch bản khá chi tiết cho từng tình huống dịch bệnh, đi kèm đó là các kiến nghị về việc cho phép thương lái nước ngoài vào thu mua... Thậm chí, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 24/5/2021, vẫn còn ý kiến cho rằng, chính vụ của vải thiều là từ ngày 10/6, nghĩa là vẫn còn thời gian, nên trước mắt, cần tập trung cho truy tìm F0, tăng các mức giới hạn... Bắc Giang hôm đó là điểm nóng với 105 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện.
Tôi vẫn nhớ, hôm đó là thứ Hai, kết thúc cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên lên Bắc Giang bàn bạc với địa phương để có giải pháp cụ thể cho tiêu thụ vải thiều, chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải làm việc với các địa phương liên quan để nghiên cứu luồng tuyến phù hợp. Ngay sau đó, luồng xanh cho vải thiều được thiết lập từ Bắc Giang tới các cửa khẩu, sang Trung Quốc.
Nhắc lại bài học thành công của Bắc Giang để thấy, dù vẫn có địa phương đang phải truy vết F0, nhưng kế hoạch, kịch bản gỡ bỏ các hạn chế phòng ngừa Covid-19 không thể để hết dịch mới bàn, nhất là khi nhiều nền kinh tế trên thế giới như EU, Mỹ... đã bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường, mùa du lịch hè 2021 đã đến.
Ngày 1/7/2021, ngay ngày đầu tiên mở cửa Phuket để đón khách quốc tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và có xét nghiệm âm tính theo kế hoạch được công bố hơn 3 tháng trước, Thái Lan đã đón hàng trăm du khách từ Israel, UAE, Qatar, Singapore...
Tư duy gỡ bỏ rào cản
Sẽ có người ngần ngại với các kế hoạch mở cửa nền kinh tế - theo nghĩa gỡ bỏ các giới hạn trong phòng chống dịch bệnh đã được dựng lên từ đầu năm 2020. Nhưng khái niệm mở cửa không chỉ bao hàm việc nối Việt Nam với thế giới, đưa thế giới tới Việt Nam bằng các chuyến bay.
Mở cửa ở đây là khi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tổ chức cho người lao động ở lại trong nhà máy để hạn chế tối đa tình trạng lây lan dịch bệnh trong khu công nghiệp, đảm bảo duy trì sản xuất, không để các đơn hàng bị giao chậm; các dây chuyền sản xuất được tổ chức lại theo hướng người lao động trong cùng một khu vực dân cư, để sẵn sàng phương án khoanh vùng một vài dây chuyền, nhưng nhà máy vẫn chạy. Đồng thời, các doanh nghiệp thiết lập các đội xe chạy xuyên tuyến, lái xe không tiếp xúc với bất cứ ai ở các địa điểm giao nhận hàng... để đảm bảo hàng hóa được thông suốt; người lao động chấp nhận các điều kiện làm việc, sinh hoạt ngặt nghèo hơn.
Đó còn là việc các chính quyền địa phương triển khai các giải pháp chống dịch, nhưng không ngăn sông, cấm chợ, không tạo thêm các rào cản cho lưu thông hàng hóa, con người; các kế hoạch tiếp cận và sản xuất vắc-xin được hậu thuẫn bằng các chính sách hỗ trợ theo chuẩn “thời chiến”.
Đó là lúc nền kinh tế đang tiến hành các bước mở cửa một cách thận trọng, từng bước theo các kịch bản chủ động giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp. Tình hình càng phức tạp, khó khăn, các kịch bản cần phải được nghiên cứu đưa ra sớm, để có sự phối hợp trong thực thi.
Đúng như Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đã viết trong thư cám ơn, một mình Bắc Giang sẽ không thể làm nên vụ vải thiều bội thu.
Chỉ cần một vài địa phương đưa ra các hạn chế thiếu cân nhắc, thì dòng chảy của hàng hóa, con người sẽ bị tắc lại. Có thể nhìn lại quyết định của Hải Phòng dừng tiếp nhận tất cả công nhân và hàng hóa từ Hải Dương trong đợt dịch tháng 1/2021 khiến người dân, doanh nghiệp ở Hải Dương điêu đứng. Rồi khi dịch phát sinh tại Hải Phòng, tới lượt Quảng Ninh ngăn người, phương tiện từ Hải Phòng sang và UBND TP. Hải Phòng lại có công văn đề nghị Quảng Ninh điều chỉnh quyết định vì giao thương hàng hóa ách tắc...
Ngay với các đề xuất thí điểm mở cửa cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng vậy, nếu thiếu sự phối hợp theo nghĩa có trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm giữa Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, chúng ta có thể sẽ mất cả cơ hội đón mùa du lịch cuối năm, chưa nói đến mùa du lịch hè 2021.
Ở châu Âu, kỳ nghỉ hè kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9; tháng 12 sẽ là kỳ nghỉ đông. Việc chuẩn bị cho các kỳ nghỉ thường được thực hiện trước đó 2 - 3 tháng. Nếu muốn đón đầu dòng khách này, bây giờ, các doanh nghiệp, các địa phương và cả nước phải có trong tay các điều kiện đón khách để lên gói sản phẩm phù hợp và tiến hành quảng bá...
Lúc này, các chuyên gia phòng chống dịch bệnh phải trả lời được câu hỏi có áp dụng hộ chiếu vắc-xin không, có cho phép khách đã tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính đi lại trong địa phương đón khách không, hay chỉ được ở trong khuôn viên resort...
Các địa phương có cam kết đảm bảo được sự liên tục của các chuyến bay, đảm bảo cuộc sống người dân ít bị xáo trộn nhất ngay khi xuất hiện các ca nhiễm mới hay không.
Thực tế cho thấy, chúng ta có thể làm được khi đang đứng trên thành quả của 3 lần chống dịch trước, số lượng bệnh nhân ở tỷ lệ thấp, số bệnh nhân nặng không nhiều, có điều kiện sử dụng các phương pháp điều trị phức tạp...
Cơ hội của kịch bản cao trong năm 2021
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021, Chính phủ đã thống nhất với hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình.
Kịch bản 1 với mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2021, trong điều kiện dịch cơ bản khống chế trong tháng 7, không có ổ dịch tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế, không bị giãn cách xã hội. Theo kịch bản này, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 6,2%, thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,5 điểm phần trăm. Tăng trưởng quý IV đạt 6,5%, thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,2 điểm phần trăm.
Kịch bản 2 đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 của Chính phủ, với điều kiện dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trong tháng 6, không có ổ dịch ở khu công nghiệp, ở các tỉnh, thành phố, không bị giãn cách xã hội. Theo đó, quý III phải đạt mức tăng trưởng 7%, cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3 điểm phần trăm và quý IV tăng 7,5% trở lên, cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,8 điểm phần trăm.
Đây không phải là kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay của Chính phủ, mà của toàn dân. Nếu người dân, doanh nghiệp, địa phương cùng tham gia thực hiện các kịch bản này, tôi tin cơ hội để đạt được tốc độ tăng trưởng năm 2021 ở mức cao là hoàn toàn có thể. Sự tham gia ở đây theo cả nghĩa chia sẻ trách nhiệm, khó khăn, kiên trì với mục tiêu mở cửa từng bước một cách thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm.
Tôi muốn nhắc đến lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cách đây mấy ngày, khi TP.HCM và các địa phương phía Nam phải tiến hành phong tỏa, cách ly trên diện rộng. Thủ tướng đã nói mong người dân ủng hộ, cảm thông nếu phải áp dụng các biện pháp này để xử lý triệt để sự lây lan của dịch bệnh.
Cùng với đó, Thủ tướng đã yêu cầu TP.HCM, các bộ Y tế, Công thương, Giao thông - Vận tải cần có kịch bản để phân luồng giao thông, lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Thủ tướng cũng yêu cầu các biện pháp không làm xáo trộn lớn cuộc sống của người dân...
Đặc biệt, trong lúc này, có lẽ phải nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông trong việc phối hợp với ngành y tế, các địa phương trong việc cung cấp thông tin khách quan, khoa học và bình tĩnh về công tác phòng chống dịch bệnh tới cộng đồng. Báo chí làm tốt vai trò của mình, sẽ không còn những thông tin thất thiệt lan tràn trên mạng xã hội, làm tổn thương tinh thần của những người đang ở tuyến đầu chống dịch.
Hơn nữa, khi lòng dân an, doanh nghiệp giữ vững niềm tin, các kế hoạch kích thích nền kinh tế mới được thực thi hiệu quả.
(Còn tiếp)
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
Tiến độ Dự án hoàn thiện đường ven biển của Quảng Nam ra sao? -
Đầu tư 34,7 tỷ đồng rà soát, đánh giá Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Đề xuất làm dự án năng lượng xanh 700 triệu USD; 345 tỷ đồng làm đường gom Quốc lộ 5 -
Đề xuất khai thác trước 28,3 km cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024