
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Hapro |
Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Hapro cho biết, là đơn vị hoạt động đa ngành trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, dịp cuối năm và các ngày lễ, Tết là thời điểm sôi động nhất trong năm của mảng kinh doanh nội địa, là cơ hội để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả nên Hapro đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 một cách đồng bộ với mong muốn sau cổ phần hoá Hapro sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu.
"Nhằm tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, ngay từ những tháng đầu năm 2019, Hapro đã tập trung xây dựng chương trình kinh doanh phục vụ Tết nguyên đán Canh Tý 2020. Hapro tiếp tục triển khai một số hoạt động kinh doanh đã được duy trì thực hiện qua nhiều năm và một số hoạt động kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như định hướng mới của Tổng công ty", ông Nguyễn Tiến Vượng cho biết.
Theo đó, việc chuẩn bị đã được các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên của Hapro chuẩn bị gồm các sản phẩm mang thương hiệu Hapro như gạo Hapro Đồng Tháp; hạt điều rang muối; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt ba chỉ xông khói, thị gà hun hói của Công ty Gia súc gia cầm; giò các loại của Công ty Thực phẩm Hà Nội... các sản phẩm do các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên kinh doanh, đặc trưng là bộ sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền với các tỉnh, tập trung tại phía Bắc (bưởi Diễn, miến dong, bún khô, mỳ gạo, mộc nhĩ, nấm hương của Sơn La; một sản phẩm của Yên Bái, Hà Giang…) và các sản phẩm do Hapro trực tiếp sản xuất đã có uy tín trên thị trường (bộ sản phẩm rượu vang Thăng Long).
Bên cạnh đó là các mặt hàng do đơn vị trực thuộc và công ty thành viên làm Nhà phân phối, Đại lý cấp 1 hoặc khai thác theo thời vụ từ các nhà sản xuất có uy tín cùng các dịch vụ ăn uống của Công ty cổ phần Thủy Tạ; Công ty cổ phần Sự kiện Ẩm thực Hapro.
Về việc dự trữ hàng hóa phục vụ kinh doanh Tết 2020, Hapro đã dự trữ 19 mặt hàng bao gồm gạo, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, trứng gà – vịt, rau củ quả các loại, dầu ăn, bánh mứt kẹo, rượu – bia – nước giải khát, các mặt hàng khô (măng, miến, mộc nhĩ...), các loại quả - hạt khô, các mặt hàng quần áo, mặt hàng điện máy, các mặt hàng khác như đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm...
Để chủ động chuẩn bị các nguồn hàng có khả năng khan hiếm, đặc biệt là nguồn thịt lợn, Hapro đã chủ động làm việc với các đơn vị cung ứng để đặt hàng, đảm bảo số lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Tổng lượng hàng hóa dự trữ phục vụ thị trường mùa Tết của Hapro ước đạt 768 tỷ đồng. Trong đó lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường với 11 mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong dịp Tết vào khoảng 250 tỷ đồng.
Tham gia chương trình Bình ổn thị trường, Hapro chủ động 100% về vốn, mặt hàng tham gia bình ổn thị trường và chủ động đăng ký giá bán với Liên sở Tài chính - Công thương (công khai thông tin trên website của Liên sở) trên tiêu chí giá bán các mặt hàng này không điều chỉnh tăng quá 5% khi thị trường có biến động. Thời gian thực hiện chương trình bình ổn xuyên suốt từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020.
"Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng Tết năm 2020 của toàn hệ thống Hapro là 355 tỷ đồng, tăng 15% so với doanh thu thực hiện dịp Tết năm 2019", ông Nguyễn Tiến Vượng cho biết.
Trước đó, Sở Công thương Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai phục vụ năm 2020 trên địa bàn thành phố với ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2019.
Số lượng một số mặt hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết năm 2020, gồm gạo 191.400 tấn, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn, trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000 m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy...

-
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower