
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tháng 4 -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
Sáng 18/4, HĐND TP.HCM khóa X tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).
Tại kỳ họp, HĐND Thành phố sẽ cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, phương án thành lập TP.HCM là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở thực hiện song hành hai nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở.
TP.HCM mới sau sắp xếp, hợp nhất có 6.772,65 km2, quy mô dân số 13.706.632 người, 190 đơn vị hành chính trực thuộc, hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ.
Trung tâm hành chính - chính trị của TP.HCM sau sáp nhập được đặt tại số 86 Lê Thánh Tôn, Quận 1.
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, TP. Thủ Dầu Một sẽ được làm cơ sở 2; Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 1 đường Phạm Văn Đồng, TP. Bà Rịa sẽ được làm cơ sở 3.
![]() |
Sau khi TP.HCM sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Trọng Tín. |
UBND TP.HCM cho biết, việc sáp nhập sẽ tác động tích cực, phát huy ưu thế của 3 tỉnh, thành phố có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bổ và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp, phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của TP.HCM sau sắp xếp.
Đồng thời, có thêm quỹ đất phục vụ quy hoạch đô thị, giãn dân; đáp ứng các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền, địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền và người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Việc sắp xếp cũng phát huy hiệu quả kết nối hạ tầng giao thông giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu về đường bộ, đường thủy, biển, liên kết giữa các cảng biển của TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời mở ra khả năng kết nối cảng biển của tỉnh Bình Dương với các cảng biển của TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong quản lý và vận chuyển hàng hóa.
TP.HCM mới là sự hoàn thiện trong quy hoạch vùng đô thị TP.HCM, tạo sự kết nối các trung tâm phát triển công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, sẽ là cơ hội, điều kiện để triển khai thực hiện hiệu quả, hiệu lực các định hướng, nhiệm vụ chính trị, chủ trương của Bộ Chính trị đặt ra cho Vùng Đông Nam bộ.
Theo tờ trình, UBND TP.HCM đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận cho 3 tỉnh, thành phố được chủ động, cân đối kinh phí, nguồn lực hiện có của 3 tỉnh, thành giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách bổ sung thêm nguồn sau khi thực hiện Nghị định số 178 của Chính phủ.
Đồng thời, đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận tiếp tục tạo cơ chế thực hiện Nghị quyết số 98 áp dụng cho TP.HCM sau khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2030.
Trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giữa các xã, phường của TP.HCM có ranh địa giời hành chính chồng lấn (khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc TP. Thủ Đức có vài khu vực ranh giới hành chính bất cập với tỉnh Bình Dương), đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận cho 2 tỉnh, thành điều chỉnh ranh địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc 2 tỉnh, thành.

-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tháng 4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu