Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hé lộ nguyên nhân chính gây dịch tả lợn châu Phi
T.T - 18/03/2019 15:14
 
Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, nguyên nhân chính gây nên dịch tả lợn châu Phi là do người dân sử dụng nguồn thức ăn dư thừa trong chăn nuôi lợn.
1
Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) Hà Nội vừa cho biết, nguyên nhân chính gây nên dịch tả lợn châu Phi là do người dân sử dụng nguồn thức ăn dư thừa trong chăn nuôi lợn.

Theo đó, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội khẳng định, nguyên nhân gây lây lan dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua chủ yếu là do người chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang tiếp diễn tại nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố. 

Số liệu từ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện có 12 xã, phường của 6 quận, huyện bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy 536 con lợn. Mặc dù nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn thành phố là rất cao nhưng tại một số địa phương người chăn nuôi vẫn có tâm lý chủ quan đối với dịch tả lợn Châu Phi, họ không lường trước được những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh này gây ra nên vẫn sử dụng thức ăn dư thừa trong chăn nuôi lợn.

Đặc biệt, trong tổng số 6 quận/huyện mắc dịch tả lợn châu Phi có tới 4 quận/huyện khẳng định nguyên nhân là do người dân sử dụng thức ăn thừa lấy từ các khách sạn, nhà hàng về cho lợn ăn.

Lãnh đạo huyện Quốc Oai, địa phương vừa phát hiện có dịch tả lợn châu Phi gần đây nhất (ngày 12/3) và cũng là huyện có số xã, số lợn tiêu hủy cao nhất so với các quận/huyện đã mắc dịch cho biết, nguyên nhân dẫn tới mắc dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện là do người dân lấy thức ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn.

Vị này cũng cho biết, trong tổng số 4 hộ có đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện vừa qua thì có 3 hộ lấy thức ăn thừa. Trong khi đó hộ còn lại mặc dù không cho lợn ăn thức ăn thừa nhưng lại ở gần hộ có dịch, người dân do chủ quan nên thường qua lại, hỏi thăm không phòng ngừa tới nguy cơ mắc dịch.

Ông Đôn Văn Đặng, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai cho biết, để tiết kiệm chi phí, hàng ngày ông đi thu gom thức ăn thừa tại các nhà hàng, khách sạn quanh vùng về cho lợn ăn. Mặc dù có ý thức nấu lại trước khi cho lợn ăn nhưng đột nhiên đàn lợn nhà ông Đặng đang khỏe mạnh bỗng lăn ra ốm, chết đột ngột, có dấu hiệu của bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Sau khi báo cáo chính quyền và được xét nghiệm xác định là dịch tả lợn Châu Phi thì toàn bộ đàn lợn 31 con lợn rừng của ông Đặng đã được mang đi tiêu hủy theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, theo Tổ chức Thú y thế giới nhận định, việc sử dụng thức ăn dư thừa chưa được xử lý nhiệt chiếm đến 60% nguồn lây lan và xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, trong khuyến cáo “ 5 không” gồm: Không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển động vật bệnh chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt động vật bệnh chết; không vứt động vật chết ra môi trường và không sử dụng thức ăn dư thừa khi chưa qua xử lý nhiệt. Trong đó đặc biệt chú ý kiểm soát chặt nguồn thức ăn dư thừa chưa được xử lý nhiệt.

Ngoài ra, để công tác phòng, chống DTLCP có hiệu quả, Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển thức ăn dư thừa tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố. 

Hà Nội: Đã phát hiện có dịch tả lợn châu Phi tại 4 quận, huyện
Từ một ổ dịch ban đầu ở phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) đến nay, dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã lan ra thêm 3 quận, huyện trên địa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư