-
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Cập nhật chính sách thương mại mới tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm
Hôm nay, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam (TNWP), thành viên của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE), thuộc Tập đoàn Hitachi.
Đại diện Trungnam Group ký thoả thuận với Hitachi SE theo hình thức online |
Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo của Hitachi SE tại thị trường Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến mới trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài trong việc thực hiện các dự án năng lượng tái tạo của Trungnam Group.
Với mục tiêu chính là thực hiện và vận hành các dự án năng lượng gió, TNWP đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam, tổng số vốn đầu tư tương đương 4.000 tỷ đồng, có công suất 151,95 MW, thời gian khai thác 2.785 giờ/năm, sản lượng dự kiến 432 triệu kWh/năm. Nhà máy Điện gió Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm.
Khác với phát triển dự án điện mặt trời, quá trình và qui trình phát triển các dự án điện gió phức tạp hơn do chi phí đầu tư lớn, tốn kém thời gian vận chuyển, lắp đặt thiết bi, chưa kể nguồn cung thiết bị cũng khó khăn hơn trong bối cảnh của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm của 01 Tập đoàn năng lượng hàng đầu, Trungnam Group đã vượt qua các thách thức đó và hoàn thành giai đoạn 3 của dự án.
Bên cạnh đó, Trungnam Group cũng đã phối hợp với các đối tác có năng lực và chuyên môn hàng đầu thế giới như Enercon, Sany… Trong đó, các tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 - 2,5m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s.
Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia.
Thông qua việc ký kết này, Hitachi SE sẽ sở hữu 35,1% cổ phần Nhà máy điện gió Trung Nam, từ đó TNG và Hitachi trở thành đối tác chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của cả hai bên.
Với việc sở hữu 64,9% cổ phần TNG sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong điều hành và định hướng phát triển của Dự án điện gió.
Sự kiện này cho thấy Hitachi đánh giá cao về chất lượng của Dự án điện gió mà TNG thực hiện, đồng thời nhìn thấy được tiềm năng phát triển hiệu quả quả lâu dài của dự án trong tương lai. Đồng thời, TNG sẽ có thêm nguồn kinh phí bổ sung từ đối tác, tăng nguồn vốn tự chủ để tiếp tục thực hiện các dự án năng lượng tái tạo theo mục tiêu đề ra.
Thời gian qua, Trungnam Group đã đưa vào vận hành 02 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360 MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95 MW.
Năm 2020, Trungnam Group trở thành nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500 KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.
Trungnam Group hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, Trungnam Group đang tích cực thực hiện kế hoạch mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận…
-
Hạt nhựa EPS Việt Nam xuất sang Indonesia bị áp thuế tự vệ thêm 3 năm -
Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital chia sẻ về chiến lược M&A -
Thoát "mác" anh bưu tá, Viettel Post trở thành công ty công nghệ logistics -
Kiến tạo giá trị hậu M&A -
Sản xuất tháng 11 tăng chậm lại vì cầu thế giới giảm -
Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp đóng tàu và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam -
Tiềm năng lớn trong hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam