-
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
Từ lâu, nhạc phẩm “Hồ trên núi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương đã ghi vào lòng người bức tranh non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình với những hình ảnh thuyền ngược, xuôi; hồ nước đầy là mặt gương soi; tiếng rừng, tiếng suối; xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi; cá nặng lưới đầy...
Nhưng ít ai biết, ca khúc ấy được cố nhạc sĩ Phó Đức Phương lấy cảm hứng sau một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Dòng Cấm Sơn xuất phát từ huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đến Lục Ngạn thì bị chặn lại thành hồ. Hồ Cấm Sơn là nguồn cung cấp nguồn nước tưới chính cho sản xuất nông nghiệp của hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.
Bình thường mặt hồ rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo.
Điều đặc biệt ở hồ Cấm Sơn là bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc. Cư dân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng chung quanh hồ chủ yếu là dân tộc.
Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo tạo những cảnh quan sơn thủy hữu tình.
Chính vì vậy mà có câu: “Áo chàm xuống núi bơi thuyền/ Khăn nam phân phất như tiên dưới trần”.
Hành trình du ngoạn hồ Cấm Sơn bằng thuyền máy, xuất phát từ đập Cấm Sơn sẽ khiến du khách đi hết từ bất ngờ này đến thú vị khác với không gian ngày càng rộng mở của hồ.
Người dân sống quanh hồ Cấm Sơn đến nay vẫn truyền tụng những câu chuyện huyền thoại, ly kỳ về sự tích núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, núi Kỉn, làng Mấn, đảo Lăn Lóc... Những câu chuyện kể mang màu sắc huyền thoại đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho từng dãy núi, khu rừng bao bọc xung quanh mặt nước trở nên hữu tình ít nơi có được.
Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn. Những làn sương sớm phủ màu trắng đục huyền ảo trên mặt hồ dần tan vào sóng nước khi mặt trời ló rạng. Mặt hồ gợn sóng lấp lánh trong nắng sớm, vài chiếc thuyền nan lướt qua, chợt nao nao một nỗi niềm bâng khuâng xa vắng như văng vẳng câu ca của nhạc sĩ Phó Đức Phương “Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc, nhịp chèo ta bơi…”.
Được hoà mình vào thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận bầu không khí trong lành, cảm nhận vẻ đẹp và thấy yêu quý thiên nhiên hơn. Lúc này, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ khi đứng trước một bức tranh thủy mặc làm nao lòng người.
Nếu đến Cấm Sơn vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồi Lục Ngạn đỏ rực khi mùa vải chín. Thưởng thức những quả vải đỏ mọng, ngọt lịm đến tê đầu lưỡi và hòa vào không khí của một mùa thu hoạch của người dân vùng đồi.
Không chỉ vậy, lòng hồ Cấm Sơn bao la cho nhiều cá tôm, vào những đêm trở trời, những chiếc vó của đồng bào dân tộc nơi đây có thể bắt được vài trăm kg cá một mẻ, đã từng có những con cá nặng đến 40-50 ký.
Vì thế, du ngoạn hồ Cấm Sơn, nhất định phải thưởng thức những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn của vùng đất này như: tôm hồ rang hoặc nướng, gà đồi luộc, thịt lợn bản thái miếng to nướng; măng rừng luộc chấm muối ớt và nhâm nhi chén rượu Kiên Thành trên đảo nhỏ…
Trong Chương trình Famtrip Khảo sát liên kết vùng du lịch Bắc Giang và Lạng Sơn do Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lạng Sơn và CLB Lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức mới đây, ông Lưu Xuân San, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Giang cho biết, thời gian tới, Bắc Giang sẽ đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch “xanh” với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân, trong đó hồ Cấm Sơn là một trong những điểm đến mới được Trung tâm chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch.
-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Nghỉ dưỡng Sa Pa mùa săn mây ở đâu để tận hưởng trọn những ngày đẹp nhất năm? -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025