
-
Data Privacy Vietnam: Chuyển đổi số an toàn bắt đầu từ hiểu đúng về dữ liệu cá nhân
-
Đà Nẵng bứt tốc thu hút doanh nghiệp AI
-
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phong trào “Bình dân học vụ số”
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
![]() |
Xác thực truy xuất nguồn gốc là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. |
Từ lưới lọc chặn hàng giả
Báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, các đơn vị, địa phương cả nước phát hiện, xử lý 50.736 vụ việc vi phạm. Trong đó, có tới hơn 36.600 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; gần 3.300 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ...
Chỉ riêng trong tháng cao điểm chống buôn lậu và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6), các đơn vị, địa phương đã bắt giữ, xử lý 10.437 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng 80,51% so với tháng trước đó. Trong đó, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án liên quan đến sản xuất và buôn bán sữa giả mang nhãn hiệu Hiup, đồng thời triệt phá thành công vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả Ofood khi chế biến dầu dành cho chăn nuôi thành dầu ăn cho người…
Tại Hội thảo Xác thực truy xuất nguồn gốc - Động lực phát triển bền vững của kinh tế số Việt Nam, ông Phạm Minh Tiến, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia (C12, Bộ Công an) nhận định, hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn nhức nhối, tràn vào cả siêu thị lẫn bệnh viện, đặt ra thách thức lớn với các đơn vị chức năng, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước, mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.
Một trong những nguyên nhân, theo ông Tiến, là do chưa có sự thống nhất mã định danh trên toàn quốc; dữ liệu phân tán theo các bộ, ngành, lĩnh vực, chưa tập trung; việc truy xuất nguồn gốc mới chỉ mang tính hình thức, chưa thể hiện được chuỗi cung ứng từ nguyên liệu, sản xuất đến người tiêu dùng; chưa kiểm soát hiệu quả hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử; người tiêu dùng chưa có một công cụ cụ thể để xác thực.
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn được chỉ ra từ phía cơ quan chức năng là do xử lý còn thủ công, bị động, chưa có kiểm soát chặt chẽ; doanh nghiệp không bắt buộc phải tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa; thiếu liên thông giữa truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng hàng hóa; không có cơ sở dữ liệu tập trung để đánh giá và kiểm soát hàng hóa.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương), nêu bất cập hiện nay: “Để chứng minh được hàng giả thì cần phải có xác nhận của chủ thương hiệu lớn mới có thể khẳng định là hàng giả. Khi đó, các cơ quan chức năng mới được phép xử phạt. Thậm chí, trong vòng 24 giờ, cơ quan chức năng phải đưa ra kết luận chứng minh là hàng giả, nếu không sẽ phải trả lại hàng”.
Tấm vé thông hành ra thế giới
Xác thực truy xuất nguồn gốc là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu.
Ông Bùi Bá Chính, quyền Giám đốc Trung tâm Mã số - Mã vạch quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, châu Âu thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đều được mã hóa định danh trên toàn chuỗi sản xuất và đến khâu xuất khẩu. Việt Nam có thể kiểm soát và truy xuất nguồn gốc để định danh sản phẩm, kê khai một cách minh bạch với sự giám sát của toàn dân.
“Đây chính là hộ chiếu số cho sản phẩm và hướng đến thị trường quốc tế, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu hàng hóa, nâng tầm quốc gia”, ông Chính nói.
Lấy ví dụ về ngành cung cấp thực phẩm tại Pháp và Liên minh châu Âu (EU), bà Marion Chaminade, Tham tán nông nghiệp (Đại sứ quán Pháp) cho hay, việc truy xuất nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ cần được thực hiện, gắn nhãn mác đối với mọi thành phần của hàng hóa, dịch vụ trên các công đoạn từ nông trại đến bàn ăn để đảm bảo tính minh bạch.
Bà Chaminade nêu một số chính sách, công nghệ tiên tiến đang được Pháp cũng như các nước EU thực hiện trong xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Đồng thời, bà khẳng định, việc ứng dụng các công nghệ mới, trong đó có công nghệ blockchain, là giải pháp thiết thực nhằm hạn chế tình trạng gian lận nguồn gốc, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Huy, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia thông tin, hiện nhiều doanh nghiệp lớn đã có công nghệ xác thực, có hệ thống cho sản phẩm và xác thực sản phẩm, nhưng lại chưa dựa trên tiêu chuẩn đồng nhất trên cả nước cũng như liên thông quốc tế. Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn đó không được xác thực bởi cơ quan nhà nước, mà đơn giản chỉ là kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.
“Trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới, có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và có thể liên thông quốc tế”, ông Huy nói.

-
“Hộ chiếu số” cho hàng Việt ra biển lớn -
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản -
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số -
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số -
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng