
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Vấn đề được đặt lên bàn, cũng là câu hỏi mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đặt ra ngay đầu cuộc gặp, đó là sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoạt động thế nào, tận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ra sao, cần điều chỉnh gì, làm mới gì.
Đây là câu hỏi mà Bộ trưởng đã đặt ra trong rất nhiều cuộc làm việc mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động mời doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cũng tại phòng họp này trong 2 năm qua, khi Covid-19 xuất hiện, làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội. Từ các cuộc làm việc đó, nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, tham mưu cho Chính phủ.
Nhưng lần này, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư sốt ruột với những thay đổi lớn của xu thế phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ phục hồi nhanh, bền vững, mà phải xoay chuyển, tận dụng được cơ hội, tham gia các cuộc chơi mới từ đầu, từ sớm, từ xa...
Có nghĩa, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ không chỉ dừng lại mục tiêu phục hồi, mà còn thúc đẩy tái cơ cấu, thúc đẩy chuyển dịch, thúc đầy đầu tư để bắt kịp yêu cầu mới của thị trường, những sắp xếp lại của chuỗi giá trị, dòng đầu tư toàn cầu.
Nhưng có lẽ, chỉ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp mới thực sự hiểu rõ tình hình thực tế, hiểu rõ có thể làm gì, cần được hỗ trợ gì từ cơ chế, chính sách và từ mối liên kết giữa các doanh nghiệp.
Đây là lý do mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, những kết quả rất tích cực của nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề, lĩnh vực vốn bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh chưa phải là điều đáng mừng và chưa phản ánh hết tình hình.
Có thể thấy thực trạng này trong sự trở lại sôi động của du lịch nội địa, nhiều khả năng đạt 100.000 lượt khách trong năm nay, vượt qua con số của năm 2019 - thời điểm trước dịch. Tuy vậy, con đường đưa khách du lịch quốc tế trở lại vẫn đầy chông gai, từ chính sách miễn thị thực cho du khách còn khá thận trọng, giá vé máy bay nội địa tăng cao, nhiều cơ sở lưu trú buộc phải giảm chất lượng để có mức giá cạnh tranh. Trong khi đó, các doanh nghiệp hàng không lại mong muốn nới giá trần.
Tốc độ xuất khẩu dệt may tiếp tục tăng nhanh sau khi các doanh nghiệp phục hồi, nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn rất thấp. Chưa kể ngành này đang đối mặt với hàng loạt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc bông, đánh thuế carbon, tăng tỷ lệ tái chế trong sản phẩm dệt may... từ thị trường EU, Mỹ cùng áp lực lạm phát đang tăng trên toàn cầu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư đổi mới công nghệ, nếu chính sách thu hút doanh nghiệp FDI trong ngành dệt, nhuộm thiếu tính chiến lược và quy hoạch, thì dệt may Việt Nam có thể sẽ đối mặt với thách thức bị bỏ lại phía sau...
Hay câu chuyện chi phí logistics tăng cao đang bào mòn lợi nhuận, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có phải giải quyết bằng cách làm việc với các hãng tàu ngoại về cơ chế kiểm soát giá như nhiều doanh nghiệp vẫn đề nghị, hay đòi hỏi phải có tầm nhìn mới trong thu hút đầu tư theo chuỗi ngành hàng, quy hoạch các trung tâm logistics..., cũng như đầu tư chuyển đối số, áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình.
Những nỗ lực đơn lẻ của doanh nghiệp không thể hóa giải hết các thách thức trên.
Cũng phải thẳng thắn, 6 tháng qua, cộng đồng kinh doanh đã nỗ lực rất lớn. Con số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 6 tháng đầu năm nay đã lập kỷ lục, vượt mốc 100.000, đạt gần 117.000 doanh nghiệp. Trong số này, tỷ lệ doanh nghiệp trở lại trong ngành du lịch, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, bất động sản... tăng rất nhanh, bù đắp lại chỗ trống của nhiều doanh nghiệp đã không thể bám trụ sau “bão”.
Sự thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động cũng như nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp trở lại. Song, tình thế mới khiến thách thức lớn hơn, dài hạn hơn, các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn, liên kết và hỗ trợ nhau đáp ứng yêu cầu mới. Cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cũng vậy. Theo đó, bài toán cắt giảm chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh... cần được giải cùng với chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, kế hoạch chuyển đổi số dịch vụ công và cả sự chủ động trong các kịch bản điều hành, đảm bảo ổn định kinh tế - vĩ mô, các cân đối lớn...
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower