-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Công ty gia đình dù vẫn phổ biến và phát triển rất mạnh mẽ, song các chuyên gia đã chỉ ra nhiều điểm trừ của mô hình này. Chẳng hạn, chuyện tổ chức và giao tiếp theo kiểu gia đình - chú, dì nói thì cháu phải nghe, người lớn tuổi nói thì người nhỏ tuổi phải nghe... Hay chuyện những xung đột trong các thành viên gia đình dễ ảnh hưởng tới hoạt động chung của công ty; rồi đánh giá hiệu quả làm việc không công bằng, giải quyết xung đột dựa trên quan hệ ruột thịt...
Một ví dụ khá điển hình là chuyện “ông chẳng, bà chuộc” của vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo, khiến cà phê Trung Nguyên có lúc gặp khó. Hay trước đó là chuyện “đường ai nấy đi” của ông chủ Doanh nghiệp tư nhân Đức Phát. Khi Đức Phát đang ở đỉnh cao phát triển thì vợ chồng ông Cao Siêu Lực ly hôn. Ông Lực đã để Đức Phát lại cho vợ quản lý và bắt đầu một hành trình mới cùng với các con.
Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty VietSense là người chơi ngồi ở vị trí CEO |
Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đồ gia dụng, thời trang thuộc quyền sở hữu 100% của các thành viên trong một gia đình thuộc hai thế hệ. Hiện nay, doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi và tiến hành chuyên nghiệp hóa nhằm mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình này, CEO nhận thấy có rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp, do không có sự rạch ròi giữa việc sở hữu tài sản và sử dụng tài sản trong công ty. Chẳng hạn, tòa nhà đang làm trụ sở thuộc sở hữu của công ty, nhưng gia đình cũng đang sử dụng 2 tầng lầu trên cùng để ở với thang máy riêng. Một số xe sang đứng tên công ty, nhưng lại được sử dụng nhiều cho mục đích cá nhân. Một số mảnh đất của anh chị em trong nhà đang được mượn để làm nhà kho trung chuyển.
Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang ngày càng chi phối mối quan hệ trong công việc, dẫn đến những quyết định cảm tính, thiếu chuyên nghiệp. Điều này gây ra nhiều cản trở trong hoạt động công ty, làm bộ máy hoạt động thiếu chuyên nghiệp, văn hóa và môi trường làm việc quá nặng yếu tố gia đình khiến các nhân sự ngoài e ngại.
Trước tình trạng này, CEO đã đề xuất giải pháp tách bạch và làm rõ các loại tài sản chung - riêng trong công ty. Đồng thời, đưa ra các nguyên tắc, quy định chung khi sử dụng tài sản trong quá trình tham gia điều hành doanh nghiệp cho các thành viên gia đình ở từng cấp độ và vị trí khác nhau để tạo điều kiện cho sự chuyên nghiệp hóa trong doanh nghiệp.
Tưởng chừng đề xuất này sẽ được các thành viên trong công ty ủng hộ, ai dè ngược lại. Các thành viên trong Hội đồng Quản trị cho rằng, chuyện sử dụng tài sản công ty đối với các thành viên trong gia đình không phải là vấn đề. Bởi điều này giúp các thành viên trong gia đình thuận lợi hơn trong công việc, tạo ra thêm nhiều giá trị, lợi ích cho công ty. Các thành viên trong gia đình cũng không làm gì tổn hại đến vật chất, tài sản của công ty.
Thậm chí, các thành viên Hội đồng Quản trị còn cho rằng, đã là doanh nghiệp gia đình, thì kể cả công việc cũng phải tôn trọng tôn ti trật tự của gia đình; nếu đánh đồng các thành viên gia đình như các thành viên bình thường khác thì không có ý nghĩa gì nữa. Do đó, không cần phải tốn sức, mất thời gian để tách bạch, phân loại tài sản hay đưa ra các nguyên tắc chung.
CEO đương nhiên không đồng tình, bởi cho rằng, doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và mở rộng, bộ máy quản lý ngày càng có sự tham gia của những người giỏi bên ngoài. Việc công ty thiếu minh bạch rõ ràng trong quyền sở hữu và sử dụng tài sản không chỉ khiến bộ máy hoạt động thiếu minh bạch, thiếu chuyên nghiệp, mà còn khiến công ty mất hết người tài. Trong khi đó, nếu tách bạch và làm rõ thì bộ máy công ty sẽ hoạt động trơn tru hơn, quyền lợi của các cổ đông cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Làm thế nào để xử lý tình huống này? Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch VietSense, sẽ là người chơi ngồi ở vị trí CEO trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Quan hệ và tài sản chung” để tham gia xử lý tình huống nói trên. Ông Tài cũng là vị CEO xuất hiện trong chuyên mục Chân dung doanh nhân kỳ này của Báo Đầu tư.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Tập đoàn bất động sản Novaland.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage facebook: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.
Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử