
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
![]() |
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ của Hòa Phát. |
Hòa Phát thông báo ngày 1/6 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 2020. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 500 đồng, ngày thanh toán 11/6. Tổng số tiền dự chi ra khoảng 1.657 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hòa Phát cũng sẽ chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 35%, 20 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm gần 1,16 tỷ cổ phiếu, vốn điều lệ Hòa Phát dự kiến tăng lên 44.726 tỷ đồng.
Đây là đợt trả cổ tức năm 2020 của công ty này. Năm 2020, Hòa Phát đạt 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2021, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 18.000 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm trước. Riêng quý I, Hòa Phát đạt 31.177 tỷ đồng doanh thu, tăng 62% và thực hiện 26% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 7.006 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và thực hiện 39% kế hoạch năm.
Trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 3.250 tỷ đồng. Quảng Ngãi là địa phương Hòa Phát có số đóng góp lớn nhất với trên 2.000 tỷ đồng.
Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát đang đóng góp ngân sách cho 24 địa phương như: Hà Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An…Trong đó, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương là những địa phương mà Hòa Phát có đóng góp ngân sách lớn nhất.
Tháng 4/2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 869.000 tấn sản phẩm thép các loại, tăng 65% so với cùng kỳ. Riêng thép xây dựng thành phẩm đạt 428.000 tấn, tăng hơn 59% so với tháng 4/2020, trong đó có 73.000 tấn xuất khẩu, cao gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng bán hàng thép xây dựng ở tất cả các vùng miền đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Khu vực miền Bắc và miền Trung tăng mạnh nhất, lần lượt là 66% và 67%. Khu vực miền Nam đạt mức tăng 34%.
Về cơ cấu tài chính, Hòa Phát hiện vẫn có quy mô nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu, với 2 chỉ số này cuối quý I/2021 lần lượt là 72.760,7 tỷ đồng và 66.221,6 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng khá cao với 51.504 tỷ đồng, bằng 70,8% tổng giá trị nợ phải trả. Riêng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 37.292,4 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn của Công ty có giá trị 63.943 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tài sản ngắn hạn nằm ở hàng tồn kho với 27.750,6 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho cuối quý I/2021.
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower