
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Hết hàng để bán, Hòa Phát phải làm Dung Quất
Trao đổi của HĐQT HPG tại Đại hội cổ đông thường niên vừa qua cho thấy, một doanh nghiệp trong nước hoàn toàn đủ kinh nghiệm và tiềm lực tài chính để thay thế nhà đầu tư ngoại, tiếp tục triển khai dự án thép Dung Quất.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc HPG cho biết, Hòa Phát đang sản xuất quá công suất mà vẫn không đủ hàng để bán. Tháng 2 vừa qua, HPG tiêu thụ 242.000 tấn thép, lập kỷ lục. Sang tháng 3, thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng HPG cũng chỉ tiêu thụ hơn 200.000 tấn vì hết hàng để bán.
![]() |
. |
“Tăng trưởng thị trường thép rất tốt, chúng tôi có công nghệ làm thép tiên tiến, bán hàng tốt, tiềm lực tài chính tốt thì không lý do gì không làm tiếp. Hơn nữa, Dung Quất có vị trí rất thuận lợi để làm thép”, ông Dương chia sẻ.
Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất có công suất giai đoạn I là 2 triệu tấn/năm, gồm 1 triệu tấn thép thanh vằn và 1 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao. Công suất giai đoạn II là 2 triệu tấn/năm, là sản phẩm thép cuộn cán nóng. Với tổng công suất gấp đôi Khu liên hợp Gang thép Hải Dương, sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn, Khu liên hợp Gang thép Dung Quất sẽ đưa HPG lên tầm vóc mới. Mục tiêu của HPG là đạt doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Theo phân tích của ông Dương, đưa vào thị trường 2 triệu tấn thép/năm không gây sốc, vì nhu cầu đã “nở” ra gần 2 triệu tấn mỗi năm. Còn 2 triệu tấn thép cán nóng của giai đoạn II thì một nửa phục vụ cho nhu cầu sản xuất ống thép và tôn thép của Tập đoàn. Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, thị trường thép tăng trưởng 12% năm nay, nhưng cá nhân ông Dương cho rằng, tăng trưởng có thể còn cao hơn, tới 15%.
Phát hành để chớp cơ hội đầu tư
Việc Hòa Phát lần đầu tiên phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 5:1, với giá mua từ 16.000 - 20.000 đồng/cổ phiếu khiến nhiều cổ đông băn khoăn về khả năng tài chính của Tập đoàn. Nếu giãn thời gian triển khai Dự án thì có thể sử dụng lợi nhuận đầu tư thay vì huy động từ cổ đông.
Tuy nhiên, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG khẳng định, vốn đối ứng cho giai đoạn I Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất là 10.000 tỷ đồng, Hòa Phát đã có đủ. Vietinbank đã cam kết cho vay 10.000 tỷ đồng. Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất là dự án lớn mà thông thường tỷ lệ vốn tự có là 30%, nhưng với truyền thống thận trọng, HPG đã nâng tỷ lệ vốn đối ứng lên 50%, nên các ngân hàng đều sẵn sàng cho Hòa Phát vay với lãi suất ưu đãi nhất thị trường.
Sở dĩ HPG phát hành cổ phiếu ngay, huy động khoảng 4.000 tỷ đồng là để chớp cơ hội đầu tư giai đoạn II sớm. Thay vì đợi 18 tháng, HPG đầu tư giai đoạn II chỉ 6 tháng sau khi triển khai giai đoạn I. Giai đoạn II có công suất 2 triệu tấn thép cán nóng là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất cao, 25-30%/năm và bản thân công ty tôn mạ màu và ống thép của HPG có công suất 1 triệu tấn, đã tiêu thụ 50% sản lượng thép cán nóng. Nhà máy tôn mạ thứ 2 của HPG sẽ đầu tư tại Dung Quất thay vì ở miền Nam để khép kín quy trình sản xuất. Nếu phát hành thành công, HPG đủ nguồn vốn đối ứng 10.000 tỷ đồng cho giai đoạn II và một ngân hàng lớn cũng đã sẵn sàng cho HPG vay 10.000 tỷ đồng còn lại của tổng vốn đầu tư giai đoạn II.
Tại Đại hội cổ đông của HPG, các ý kiến cổ đông về phát hành cũng chia làm 2 phe. Trong khi một số cổ đông nhỏ không muốn công ty phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn và muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt, thì cổ đông đến từ các tổ chức tài chính chuyên nghiệp lại ủng hộ phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu để tái đầu tư và huy động vốn đẩy nhanh đầu tư giai đoạn II. Ông Trần Tuấn Dương cho biết, có những đối tác còn muốn trực tiếp mua cổ phần của Công ty thép Hòa Phát Dung Quất vì dự án tốt.
Chia sẻ bên lề Đại hội cổ đông, ông Trần Đình Long cho biết, đã nhận lời với cổ đông là một quỹ đầu tư lớn tổ chức roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào Hòa Phát tại nước ngoài trong thời gian tới, có thể là ở Hồng Kông hoặc Singapore. Đây sẽ là lần đầu tiên HPG ra nước ngoài để giới thiệu cơ hội đầu tư.
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower