-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nợ phải trả của Hòa Phát đang có xu hướng tăng, từ 37.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 lên gần 53.000 tỷ đồng cuối 2019 và tiếp tục “leo” lên mức 62.500 tỷ đồng vào cuối quý III/2020. |
Niềm vui kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG, sàn HoSE) cho biết sẽ giao 140.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC) thương mại cho khách hàng từ đầu tháng 11/2020. Tiếp đó, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất dự kiến đưa lò cao số 4 vào hoạt động trong tháng 1/2021. Khi cả 4 lò cao của Khu liên hợp đi vào hoạt động đồng bộ, sản lượng thép HRC của Hòa Phát sẽ đạt trên 3 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ống thép, tôn mạ và ngành cơ khí chế tạo khác.
Về hoạt động bán hàng, trong tháng 10/2020, Hòa Phát đã tiêu thụ được 383.000 tấn thép, trong đó phôi thép là 133.000 tấn, thép thành phẩm 250.000 tấn, tăng 13% so với tháng 10/2019. Xuất khẩu thép thành phẩm đạt gần 62.000 tấn, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, thép Hòa Phát đạt sản lượng 4,6 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần cùng kỳ năm 2019. Sản lượng bán hàng đạt gần 4,14 triệu tấn, trong đó thép xây dựng thành phẩm trên 2,7 triệu tấn, tăng 28,6%. Thép thành phẩm xuất khẩu đạt 435.000 tấn, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng phôi vuông bán ra đạt 1,4 triệu tấn.
Những động thái trên đang tạo đà tiến khá vừng vàng cho Hòa Phát trước mùa cán đích năm 2020.
Quý III/2020, Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 62,7% và 3.785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 98% kế hoạch của cả năm. Đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đều vượt mức thực hiện của cùng kỳ năm trước.
Diễn biến chuyện nợ nần
Hòa Phát đã đẩy mạnh đầu tư trong thời gian gần đây. Công ty này cho biết, họ vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm đầu tư mở rộng dự án tại Dung Quất với trọng tâm là sản phẩm HRC. Với tổng vốn đầu tư thêm dự kiến 60.000 tỷ đồng, quy mô sản xuất giai đoạn mở rộng là 5 triệu tấn/năm, trong đó có 3 triệu tấn HRC, 1 triệu tấn thép hình cỡ trung, 0,5 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao và 0,5 triệu tấn thép tròn chế tạo.
Trong bức tranh tài chính chung, hoạt động tung vốn đầu tư cũng được thể hiện khá rõ trong suốt năm 2019 và 2020. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Hòa Phát đã ghi nhận âm gần 14.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019 và tiếp tục âm hơn 15.000 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020. Riêng dòng tiền chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định 9 tháng năm 2019 là 16.300 tỷ đồng và 9 tháng năm 2020 là 7.800 tỷ đồng.
Do nhu cầu chi tiêu lớn cho hoạt động đầu tư, dòng tiền hoạt động kinh doanh dù dương cả trong 9 tháng năm 2019 và 9 tháng năm 2020, nhưng không đủ bù đắp dòng tiền đầu tư. Chính vì vậy, giải pháp bù đắp dòng tiền của Hòa Phát là gia tăng vay nợ. Trong 9 tháng năm 2019 và 9 tháng năm 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính lần lượt dương 13.800 tỷ đồng và dương gần 7.200 tỷ đồng. Lý do là, trong các thời gian trên, số dư tiền vay thu về luôn lớn hơn tiền trả nợ vay. Thu thuần từ tiền đi vay trong 9 tháng năm 2019 lên tới 13.900 tỷ đồng và 9 tháng năm 2020 là 8.600 tỷ đồng.
Với những diễn biến tài chính và đầu tư như trên, nợ phải trả của Hòa Phát đang có xu hướng tăng, từ 37.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 lên gần 53.000 tỷ đồng cuối 2019 và tiếp tục “leo” lên mức 62.500 tỷ đồng vào cuối quý III/2020. Riêng nợ ngắn hạn tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2020, từ gần 27.000 tỷ đồng vào đầu năm, lên gần 36.000 tỷ đồng cuối tháng 9. Không chỉ gia tăng vay tài chính, “đại gia” này còn biết tận dụng dòng tiền từ việc trì hoãn các nghĩa vụ trả nợ thuế (và khoản nộp ngân sách), thể hiện khoản nợ này tăng vọt từ 478,4 tỷ đồng thời điểm đầu năm, lên 1.161,3 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2020.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025