
-
Đà Nẵng tổ chức hội thảo, kêu gọi đầu tư vào lĩnh AI
-
Bộ Tài chính đề xuất chính sách vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
-
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain
-
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online
-
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Việt Nam hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025
![]() |
Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Ảnh: Đ.T |
Sàn TMĐT vẫn đang ở vòng ngoài pháp luật
Việt Nam đang nằm trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. TMĐT hiện chiếm hơn 60% tổng quy mô nền kinh tế số của Việt Nam. Tuy nhiên, sự thâm nhập mạnh mẽ của các sàn TMĐT xuyên biên giới cùng xu hướng livestream bán hàng nở rộ cả trong lẫn ngoài nước đang tạo sức ép lớn cho hàng hóa Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh không lành mạnh, trốn thuế và khó khăn trong quản lý TMĐT xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều rủi ro, thách thức.
Theo quy định hiện nay, các sàn bán lẻ TMĐT xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch/năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công thương. Tuy nhiên, trong năm 2024, một số sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, Shein, Taobao, Alibaba... chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam, nhưng vẫn cho người dùng tải ứng dụng (app), mua hàng và thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.
Thực tế, hiện tại, các quy định pháp lý đối với TMĐT xuyên biên giới “nhẹ nhàng” hơn so với quy định áp dụng cho các chủ thể có hoạt động đầu tư chính thức tại thị trường trong nước, gây ra sự thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh.
Ngoài ra, chưa có quy định phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường trong quá trình thực thi; chưa có quy định phối hợp trong quản lý và giám sát chất lượng hàng hoá, quản lý thanh toán số hay các hệ sinh thái hỗ trợ TMĐT xuyên biên giới.
Tại Dự thảo Luật Thương mại điện tử đang lấy ý kiến, Bộ Công thương đề xuất, thương nhân, tổ chức có hoạt động TMĐT xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam phải xin cấp phép với Bộ Công thương. Cùng với đó, họ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình là pháp nhân tại Việt Nam.
Bộ Công thương cũng quy định trách nhiệm của văn phòng đại diện hoặc pháp nhân được ủy quyền tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Quy định trách nhiệm xác thực người bán nước ngoài và bồi thường người mua khi có vi phạm trên nền tảng..
Cùng với đó, hàng hóa nước ngoài được bán, dịch vụ nước ngoài được cung cấp vào thị trường Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hàng hóa, dịch vụ của thị trường Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, với việc người bán trên các sàn TMĐT được định danh và quản lý chặt chẽ hơn, sẽ giảm thiểu tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàn thiện khung pháp lý
Theo ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), nhiều doanh nghiệp phản ánh sự bất công giữa sàn TMĐT trong nước và sàn xuyên biên giới. Chẳng hạn, sàn xuyên biên giới chỉ cần đăng ký khi số đơn hàng tại Việt Nam đạt một ngưỡng nhất định (như 100.000 đơn/năm), trong khi sàn nội địa phải làm thủ tục này ngay từ đơn hàng đầu tiên. Tương tự, nhà sản xuất trong nước chịu nhiều quy định nghiêm ngặt, còn hàng nhập khẩu (nhập lẻ) thường không phải nộp thuế. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp nội địa.
“Do đó, khi xây dựng Luật Thương mại điện tử mới, cần đặt yếu tố công bằng giữa các chủ thể lên hàng đầu”, ông Đức nhấn mạnh.
TMĐT Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 18 - 25%/năm. Năm 2024, quy mô thị trường này đạt 25 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Sự tham gia ngày càng sâu của các tập đoàn TMĐT nước ngoài, với lợi thế hàng giá rẻ, mạng lưới giao vận hiện đại, đang tạo sức ép cạnh tranh lớn cho hàng hóa Việt Nam.

Một số nước tuy không xây dựng Luật TMĐT, nhưng có văn bản pháp lý điều chỉnh riêng cho lĩnh vực này, như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ…

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, chỉ trong vài năm, TMĐT xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở quy mô, mà còn là sự đa dạng về danh mục sản phẩm và thương hiệu ở nhiều ngành hàng. Bên cạnh mặt tích cực nhất định, sàn TMĐT xuyên biên giới đang đặt ra những thách thức lớn cho cơ quan quản lý nhà nước.
“Các mô hình, xu hướng trên vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của các chính sách hiện hành và các vấn đề liên quan để bảo vệ dữ liệu cá nhân, khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập”, bà Oanh cho biết.
Dưới góc độ khác, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM cho rằng, việc chưa có đầy đủ các quy định pháp luật về quản lý TMĐT có thể gây thiệt hại lớn cho kinh tế - xã hội trong nước. Vì vậy, cần sớm hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước để hoạt động TMĐT đi vào nền nếp, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các đơn vị sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, chống thất thu thuế, bảo vệ người tiêu dùng mua hàng hóa có chất lượng và xuất xứ rõ ràng.
Còn TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế thì cho rằng, để hoàn thiện thể chế, thúc đẩy TMĐT phát triển, cần phải xử lý 3 vấn đề lớn.
Một là, khung pháp lý ứng xử với dữ liệu.
Hai là, các nền tảng kết nối, trao đổi điện tử với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, cùng các vấn đề về trách nhiệm, tranh chấp nếu có.
Ba là, tuân thủ các cam kết, thỏa thuận hợp tác và chuẩn mực quốc tế về dịch chuyển hàng hóa, dòng thông tin, dòng tài chính.
“ASEAN đang nỗ lực phát triển kinh tế số, thương mại số. Do đó, cần suy nghĩ sâu hơn về các vấn đề như dịch chuyển dữ liệu, xử lý tranh chấp xuyên biên giới, bảo đảm cạnh tranh công bằng...”, ông Thành khuyến nghị.

-
Thủ tướng phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" -
Việt Nam thành điểm nóng đầu tư đổi mới sáng tạo -
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain -
Viettel Post nhắm đích doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng -
Vĩnh Phúc đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số -
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online -
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)