Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Chi phí logistics là trở ngại khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Anh Quân - 08/06/2024 09:45
 
Dù số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trong 5 năm gần đây nhưng chi phí logistics cao là trở ngại với doanh nghiệp Việt.

Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (thuộc Bộ Công thương) cho thấy, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Tại Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới” diễn ra chiều 7/6 tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp cũng đồng tình rằng thương mại điện tử xuyên biên giới là kênh bán hàng mới, giúp doanh nghiệp chủ động tiếp nhận đơn hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Đại diện của Amazon global selling Việt Nam thông tin về việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử

Bà Trần Văn Phương Trinh, Quản lý tài khoản cấp cao Amazon global selling Việt Nam cho biết, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam rất thành công khi xuất khẩu thông qua Amazon như gốm sứ Minh Long, đồ dùng nhà bếp Sunhouse, nội thất BeeFunrni, nông sản Lafooco…

Bà Phương Trinh, thông tin thêm năm 2023, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon tăng 50%; số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 40%. Top 5 ngành hàng bán chạy nhất trên Amazon là sản phẩm nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, hàng may mạc, sản phẩm làm đẹp.

Các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ chỉ cần có sản phẩm và quy trình sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường đều có thể tận dụng kênh thương mại điện tử để xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.

Tuy vậy, về phía doanh nghiệp cho biết trở ngại lớn nhất hiện nay khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử là chi phí logistics khá cao.

Trao đổi bên lề hội thảo với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, bà Ruta Nguyễn, phụ trách kinh doanh của Công ty cổ phần xuất khẩu Eco Straws Việt Nam cho biết, trước đây doanh nghiệp đã từng bán sản phẩm trên Amazon.

Khi bán trên sàn thương mại điện tử này, doanh nghiệp chọn dịch vụ hoàn thiện (FBA) bao gồm lưu kho, tiếp nhận đóng gói và chuyển hàng.

Với hình thức FBA, trong thời gian chưa bán được hàng, doanh nghiệp phải chịu chi phí lưu kho khá cao, trong khi số lượng đơn hàng không nhiều nên hiệu quả kinh doanh không cao. “Do không có hiệu quả nên chúng tôi chuyển sang sàn thương mại điện tử khác từ đầu năm nay” bà nói.

Còn bà Thu Lê, Phó giám đốc marketing của Xí nghiệp Liên doanh Vianco cho biết, doanh nghiệp cũng tìm hiểu để bán hàng qua sàn thương mại điện tử Alibaba được khoảng hơn một tháng nay nên chưa đánh giá được hiệu quả.

Thu Lê cho biết, phải mất 6-7 tháng để xây dựng trang web bán hàng trên Alibaba. Điều mà doanh nghiệp còn băn khoăn hiện nay là chi phí vận chuyển. "Các mặt hàng của công ty là nông sản khô, gia vị các loại, giá trị đơn hàng nhiều khi chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng chi phí vận chuyển đi nước ngoài cao là thách thức rất lớn với doanh nghiệp khi bán hàng qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới" bà nói.

Doanh nghiệp Việt bán sản phẩm trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua
Trong 5 năm qua, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt bán ra trên Amazon tăng hơn 300%. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư