
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
Thông tin trên được ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành của Amazon Global Selling tại Việt Nam cho biết tại Diễn đàn Xuất khẩu 2024 diễn ra ngày 6/6 tại TP.HCM.
Ông Gijae Seong cho biết, trong 5 năm qua đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới. Mô hình mới này đã cho phép các công ty, doanh nghiệp từ mọi nơi, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu mà không cần phải có mặt trực tiếp hay mở văn phòng ở các thị trường nước ngoài.
![]() |
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành của Amazon Global Selling tại Việt Nam |
Theo báo cáo "Nhà bán hàng địa phương, khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thương mại điện tử tại Việt Nam 2022" do AccessPartnership xuất bản, giá trị xuất khẩu thương mại điện tử B2C (từ doanh nghiệp tới khách hàng) của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 296.300 tỷ đồng vào năm 2027.
Mức dự đoán tăng trưởng này cho thấy tiềm năng to lớn mà ngành này mang lại cho Việt Nam dựa vào các lợi thế về năng lực sản xuất, kỹ năng kỹ thuật số và tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam. Những yếu tố đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích cung ứng quan trọng trong thương mại toàn cầu.
“Chúng tôi quan sát thấy số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD tăng vọt gần gấp 10 lần”, ông Gijae Seong nói.
Người bán hàng Việt Nam không chỉ xuất khẩu sản phẩm mà còn tích cực đầu tư xây dựng thương hiệu toàn cầu. Số lượng nhà bán hàng Việt Nam tham gia chương trình đăng ký thương hiệu của Amazon (Amazon Brand Registry) đã tăng gấp 35 lần.
Danh mục sản phẩm từ Việt Nam cũng phát triển vượt bậc, trong đó các sản phẩm thuộc lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà bếp, may mặc và làm đẹp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên Amazon trong 5 năm qua. Việc đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu hoàn toàn phù hợp với trọng tâm của Amazon Global.
"Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ có thêm nhiều sản phẩm và thương hiệu Việt Nam chất lượng cao, sẽ vươn lên tầm cao mới trên thị trường toàn cầu. Amazon Global Selling Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến, tạo đà tăng cho một động lực mới của nền kinh tế số Việt Nam" ông Gijae Seong nhấn mạnh.

-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower