
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
Cải thiện nhưng chưa mừng vội
Kết quả khảo sát được S&P Global công bố hôm 22/5 ám chỉ sự gia tăng lạm phát của Mỹ trong những tháng tới và sự chậm lại của thị trường lao động nước này.
Nó như lời cảnh báo rằng đình lạm vẫn là một rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ mặc dù chính quyền Tổng thống Trump đã có các bước đi nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại với Bắc Kinh.
![]() |
Mặc dù rủi ro suy thoái đã giảm bớt, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn có nguy cơ tăng trưởng chậm chạp và lạm phát cao. Ảnh: AFP |
Độ chậm trễ giao hàng ở lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Mỹ đã lên mức cao nhất trong 31 tháng qua, trong khi xuất khẩu dịch vụ, bao gồm cả chi tiêu của du khách nước ngoài tại xứ cờ hoa, đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ khi lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19 được áp dụng vào đầu năm 2020.
Thị trường du lịch của Mỹ cũng sụt giảm mạnh và doanh số bán vé máy bay cũng như đặt phòng khách sạn và nhà nghỉ giảm kể từ khi Tổng thống Trump phát động chiến dịch trấn áp nhập cư và nhiều lần bày tỏ mong muốn biến Canada thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ và sáp nhập Greenland.
Chỉ số US Composite PMI Output của S&P Global, một chỉ số theo dõi "sức khỏe" các lĩnh vực sản xuất chế tạo và dịch vụ, đã tăng lên 52,1 điểm trong tháng này từ mức 50,6 vào tháng 4. Chỉ số PMI trên 50 điểm phản ánh hoạt động của ngành/lĩnh vực có cải thiện trong kỳ khảo sát.
Kết quả khảo sát của S&P Global cũng cho thấy chỉ số PMI sơ bộ trong lĩnh vực sản xuất chế tạo đã tăng lên 52,3 điểm trong tháng này, từ mức 50,2 của tháng trước. Trước đó, các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự báo chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo sẽ giảm xuống 50,1 điểm.
Tương tự, chỉ số PMI sơ bộ trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã tăng lên 52,3 điểm trong tháng 5, từ mức 50,8 vào tháng 4. Trong khi đó, các nhà kinh tế trước đó dự báo chỉ số này không thay đổi.
Cuộc khảo sát của S&P Global được tiến hành từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 5 sau khi Nhà Trắng công bố thỏa thuận cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc xuống 30%, từ mức 145%, trong 90 ngày.
"Ít nhất một số sự gia tăng (của các chỉ số PMI - BTV) trong tháng 5 có thể liên quan đến các công ty và khách hàng của họ đã tìm cách ứng phó các vấn đề liên quan đến thuế quan, đáng chú ý nhất là khả năng tăng thuế quan sau khi lệnh đình chiến 90 ngày hết hạn vào tháng 7", ông Chris Williamson, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence cho biết.
Lạm phát tiêu dùng tăng mạnh
Ông Williamson cho biết, lượng hàng tích trữ đầu vào tại Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 18 năm qua do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung liên quan đến thuế quan và giá cả tăng.
Sự cải thiện ở chỉ số PMI phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế về sự phục hồi kinh tế của Mỹ trong quý II/2025 sau khi tăng trưởng quý I suy giảm 0,3% theo năm.
Mặc dù rủi ro suy thoái đã giảm bớt, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn có nguy cơ tăng trưởng chậm chạp và lạm phát cao, điều này có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực kiểm soát chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chậm lại xuống dưới 1% trong năm nay, với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi (không bao gồm giá cả các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng) dự kiến sẽ tăng khoảng 3,5%.
Nền kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng 2,8% vào năm 2024, trong khi chỉ số PCE lõi - thước đo lạm phát ưa dùng của Fed - cũng tăng cùng nhịp 2,8%.
Mặc dù tâm lý kinh doanh ở Mỹ đã cải thiện trong tháng này, nhưng vẫn thấp hơn một chút so với mức trung bình năm 2024 do lo ngại kéo dài về những tác động tiêu cực từ các chính sách khó đoán của chính quyền Tổng thống Trump, bao gồm cả việc cắt giảm chi tiêu.
Theo khảo sát của S&P Global, chỉ số về đơn đặt hàng mới mà các doanh nghiệp nhận được đã tăng lên 52,4 điểm trong tháng 5, từ mức 51,7 vào tháng 4, chủ yếu là nhờ lĩnh vực sản xuất chế tạo.
Tháng 5 cũng ghi nhận thước đo về giá mà các doanh nghiệp phải trả cho hàng hóa đầu vào đã tăng vọt lên 63,4 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, từ mức 58,5 vào tháng 4. Chi phí tăng cao đã được các doanh nghiệp đã chuyển sang tay người tiêu dùng Mỹ, bằng chứng là thước đo về giá mà các doanh nghiệp tính cho hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên 59,3 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, từ mức 54,0 vào tháng 4.
"Mức tăng chung về giá tính cho hàng hóa và dịch vụ ... cho thấy lạm phát giá tiêu dùng đang tăng mạnh", ông Williamson lưu ý.
Trong khi đó, chỉ số việc làm giảm từ 50,2 điểm của tháng trước xuống còn 49,5, "chủ yếu phản ánh mối lo ngại về triển vọng nhu cầu trong tương lai cùng với lo ngại về chi phí tăng cao và tình trạng thiếu hụt lao động", đại diện S&P Global Market Intelligence cho biết thêm.

-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5 -
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản