
-
Tổng thống Trump và cuộc định hình lại nguồn cung năng lượng cho châu Á
-
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25%
-
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
-
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất
-
Đội ngũ của Tổng thống Trump sắp đến Saudi Arabia để đàm phán hòa bình Nga - Ukraine -
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm
![]() |
Chi tiêu của người tiêu dùng đã giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ 2,3% trong quý IV/2024. Ảnh: AFP |
Kết quả kinh doanh xấu nhất 17 tháng
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ trong tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng do doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng lo ngại về các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump, theo báo cáo khảo sát vừa được S&P Global công bố. Cuộc khảo sát được S&P Global được tiến hành từ ngày 10 - 20/2.
Trước đó, chi tiêu của người tiêu dùng đã giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ 2,3% trong quý IV/2024. Thậm chí, tâm lý doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đã tăng vọt sau chiến thắng bầu cử vang dội của ứng viên Tổng thống Donald Trump vào ngày 5/11/2024, với kỳ vọng về một môi trường hành chính bớt ngặt nghèo, cắt giảm thuế và lạm phát thấp.
"Có vẻ như tuần trăng mật kinh doanh của [thời kỳ Tổng thống] Trump đã kết thúc", ông Kyle Chapman, nhà phân tích thị trường ngoại hối tại Ballinger Group, nhận xét.
Chỉ số đầu ra PMI tổng hợp của thị trường Mỹ do S&P Global công bố, một chỉ số theo dõi các lĩnh vực sản xuất chế tạo và dịch vụ, đã giảm xuống còn 50,4 điểm trong tháng này. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2023 và giảm so với mức 52,7 của tháng 1. Chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực đạt tăng trưởng trong kỳ khảo sát.
Ngành dịch vụ là nguyên nhân chính khiến chỉ số PMI tháng 1 giảm và kết quả này cũng đánh dấu lần đầu tiên thu hẹp hoạt động kể từ tháng 1/2023.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất chế tạo trong tháng 2 tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng qua, mặc dù nguyên nhân được xác định là do "chi phí tiềm ẩn tăng trước hoặc trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung liên quan đến thuế quan".
Trong tháng đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump đã áp thêm thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, mức thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada đã bị đình chỉ cho đến tháng 3. Trong tháng 2, ông Trump đã tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu lên 25%.
Chưa dừng lại ở đó, ông chủ Nhà Trắng tuần này cho biết ông có ý định áp thuế ô tô "khoảng 25%" và các loại thuế tương tự đối với chất bán dẫn và dược phẩm nhập khẩu.
Ngoài ra, chi tiêu của chính phủ liên bang đang bị cắt giảm, với hàng nghìn người lao động từ các nhà khoa học đến kiểm lâm, chủ yếu là những người đang trong thời gian thử việc, đã bị sa thải bởi Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu.
"Các công ty đứng trước mối lo ngại ngày càng lớn về tác động của các chính sách của chính phủ liên bang, từ cắt giảm chi tiêu đến thuế quan và diễn biến địa chính trị", ông Chris Williamson, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết.
"Theo báo cáo, doanh số bán hàng đang bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn do bối cảnh chính trị thay đổi và giá cả đang tăng do các nhà cung cấp tăng giá liên quan đến thuế quan", ông Williamson nói thêm.
Chứng khoán Phố Wall "đỏ lửa" do các nhà giao dịch lo ngại tác động của các biện pháp thuế quan và chính sách của chính quyền Tổng thống Trump. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ mạnh lên so với các đồng tiền mạnh khác.
Suy giảm lan sang lĩnh vực nhà ở
Một cuộc khảo sát được Đại học Michigan công bố tuần này cho thấy chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng là 64,7 điểm vào tháng 2, từ mức 71,7 vào tháng 1. Con số này thấp hơn mức ước tính sơ bộ là 67,8.
Tương tự, kỳ vọng lạm phát 12 tháng của người tiêu dùng đã giảm xuống 4,3%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2023, trong khi kết quả tháng 1 là 3,3%. Trong 5 năm tiếp theo, những người được Đại học Michigan khảo sát đã dự đoán lạm phát Mỹ tăng ở mức 3,5%, mức cao nhất kể từ năm 1995, so với mức 3,2% vào tháng 1.
Trong tháng 1, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tạm dừng chu kỳ nới lỏng chính sách của mình, sau khi cắt giảm lãi suất 100 điểm cơ bản kể từ tháng 9/2024. Biên bản cuộc họp chính sách ngày 28-29/1 của Fed chỉ ra rằng các đề xuất chính sách ban đầu của Tổng thống Trump đã làm dấy lên mối lo ngại của các quan chức Fed về nguy cơ lạm phát cao hơn.
"Bạn có thể cược rằng Chủ tịch Powell (Chủ tịch Fed - BTV) và doanh nghiệp sẽ lưu ý đến điều đó và nó càng củng cố thêm lập luận rằng Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong một thời gian", ông Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng tại Santander US Capital Markets, cho biết.
"Câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống Trump và chính quyền có chú ý đến tâm lý của người tiêu dùng đang xấu đi do mối đe dọa về thuế quan hay không".
Tuy nhiên, trên thị trường tài chính, mối lo ngại kinh tế Mỹ suy yếu dường như lấn át nỗi sợ lạm phát bùng lên khi các hợp đồng tương lai được định giá theo kịch bản Fed sẽ thực hiện hai đợt cắt giảm lãi suất cơ bản trong năm nay, thay vì chỉ một lần. Các nhà đầu tư cho rằng lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed trong năm nay có khả năng xảy ra vào tháng 6 và lần thứ hai sớm nhất là vào tháng 10.
![]() |
Chỉ số PMI ngành sản xuất chế tạo và dịch vụ của Mỹ trong 3 năm qua được S&P Global công bố. Nguồn: LSEG/Reuters |
Trong khi đó, mối lo ngại về lạm phát lại chiếm ưu thế trong cuộc khảo sát của S&P Global. Chỉ số giá mà các doanh nghiệp phải trả cho hàng hóa đầu vào đã tăng lên 58,5 điểm trong tháng 2, từ mức 57,4 vào tháng 1. Chỉ số này được thúc đẩy bởi chỉ số sản xuất chế tạo tăng lên 63,5 điểm, từ mức 57,4 vào tháng trước và nguyên nhân được các nhà quản trị mua hàng đổ lỗi "chủ yếu cho thuế quan và các đợt tăng giá liên quan do các nhà cung cấp thúc đẩy".
Các nhà sản xuất chế tạo Mỹ đã “sang tay” chi phí cao hơn cho người tiêu dùng, điều này có thể đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ cũng phải đối mặt với giá đầu vào tăng cao hơn, nhưng họ dường như đã hấp thụ một phần mức tăng khi nhu cầu chậm lại thúc đẩy cạnh tranh.
Một thước đo giá khác mà các doanh nghiệp Mỹ tính cho hàng hóa và dịch vụ của họ đã giảm xuống 51,6 điểm, từ mức 53,9 vào tháng 1.
Các báo cáo khác cũng chỉ ra rằng sự suy giảm đã lan sang thị trường nhà ở. Trong báo cáo vừa công bố tuần này, Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ cho biết doanh số bán nhà đã qua sử dụng tại xứ cờ hoa đã giảm 4,9% trong tháng 1 xuống mức điều chỉnh theo mùa là 4,08 triệu căn, do lãi suất thế chấp và giá nhà tăng cao. Lãi suất thế chấp hiện vẫn ở mức cao trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và lạm phát dai dẳng.
Ngoài ra, thị trường cũng lo ngại thuế quan sẽ làm tăng chi phí vật liệu xây dựng, bao gồm gỗ xẻ và đồ gia dụng, khiến các nhà xây dựng khó có thể giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trên toàn quốc đang khiến giá nhà tăng cao và làm giảm khả năng chi trả.
"Do chi phí vay vẫn ở mức trên 7%, chúng tôi dự đoán tình trạng suy giảm trong hoạt động mua nhà này sẽ tiếp tục trong những tháng tới", ông Bradley Saunders, nhà kinh tế học Bắc Mỹ tại Capital Economics, lưu ý.

-
Tổng thống Trump ra lệnh khôi phục trả đũa các nước áp thuế kỹ thuật số
-
Cơ quan quản lý kênh đào Panama đầu tư 1,2 tỷ USD xây hồ trữ nước chuẩn bị ứng phó với các đợt hạn hán
-
Tổng thống Trump và cuộc định hình lại nguồn cung năng lượng cho châu Á
-
Ông Trump doạ áp thuế 150% nếu BRICS có động thái tạo ra một loại tiền tệ thay thế đồng đô la Mỹ
-
Hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Mỹ "ngấm" tác động của thương chiến -
EU sẽ làm "hết sức mình" để tránh một cuộc xung đột thuế quan leo thang với Mỹ -
Trung Quốc có khả năng cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng tới -
Honda cân nhắc nối lại đàm phán sáp nhập nếu CEO Nissan từ chức -
Fed dừng lộ trình cắt giảm lãi suất, lo ngại rủi ro lạm phát từ các chính sách của Tổng thống Trump -
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25% -
Anh: Lạm phát tăng vọt, BoE tiếp cận "thận trọng" trong việc cắt giảm lãi suất
-
1 Nhà điều hành phát tín hiệu mới với tỷ giá
-
2 Tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên: Khởi đầu cho sự bứt phá
-
3 Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn
-
4 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
5 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu