Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
Hội nghị G7 nói về Biển Đông: Trung Quốc lo sợ bị chỉ trích
PV - 04/06/2014 10:22
 
Theo một tờ báo Nhật Bản, Hội nghị G7 sẽ thông qua Tuyên bố chỉ trích hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề văn mang hướng mở
Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Giới thiệu tài liệu Hán Nôm khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Đối thoại Shangri-La 13 "nóng" nhất trong lịch sử 13 năm
Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông
  Ông Tập Cận Bình (ảnh: Cyprus-mail)  
  Ông Tập Cận Bình (ảnh: Cyprus-mail)  

Sau khi bị lên án mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-la về hàng loạt những hành động gây hấn với các nước láng giềng, dư luận Trung Quốc đang thể hiện mối lo ngại sâu sắc nước này sẽ tiếp tục là đối tượng bị chỉ trích tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (viết tắt là G7) sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong 2 ngày 4 và 5 tháng 6 tới.

Sau khi một số tờ báo của Nhật Bản ngày 2/6 tiết lộ thông tin Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển - G7 sẽ thông qua Tuyên bố chung chỉ trích các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, dư luận Trung Quốc đặc biệt lo ngại. Thông tin này nhanh chóng được đăng tải trên các tờ báo chính thống của Trung Quốc.

Trong ngày hôm nay (3/6), hãng tin Tân Hoa xã, mạng Nhân dân Nhật báo, tờ Thời báo Hoàn Cầu cùng nhiều tờ báo lớn khác của Trung Quốc đều trích đăng thông tin từ báo chí Nhật Bản về việc “G7 sẽ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc”.

Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 4/6 tại Bỉ sẽ thông qua Tuyên bố cấp cao chỉ trích đích danh Trung Quốc. Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc kiềm chế trong các hành động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Còn tờ Thời báo Hoàn Cầu thì trích dẫn phát biểu của chuyên gia quan hệ quốc tế Trung Quốc Kim Xán Vinh bày tỏ lo ngại việc Hội nghị thượng đỉnh G7 thông qua Tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, chuyên Gia Kim Xán Vinh cũng tìm cách giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề, cho rằng “Mỹ và Trung Quốc đối đầu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn thể hiện thận trọng không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ”.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6 tại Brussels, Bỉ. Mặc dù tình hình Ukraine mới là nội dung nghị sự chính của Hội nghị, song trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua, Hội nghị dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố cấp cao trong đó đề cập nội dung yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế trong các hành động tại Biển Đông và Biển Hoa Đông./.

(Theo VOV-Bắc Kinh)

Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhưng không xao nhãng phát triển kinh tế Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhưng không xao nhãng phát triển kinh tế

() Tiếp tục thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, hầu hết đại biểu Quốc hội đăng đàn phát biểu đều bày tỏ đồng tình với cách xử lý của Chính phủ xung quanh vấn đề biển Đông.

Tướng Trung Quốc bỏ bài phát biểu để lên án Mỹ, Nhật Tướng Trung Quốc bỏ bài phát biểu để lên án Mỹ, Nhật

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri La 13, đã sử dụng bài phát biểu để hối thúc Trung Quốc kiềm kế các hành động hung hăng trên biển. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel (Mỹ) thẳng thừng cáo buộc các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm mất ổn định khu vực.

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Tờ báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư