
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
![]() |
Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng môi trường và khí hậu G20 ở Nusa Dua trên đảo Bali, Indonesia, ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cuộc họp các quan chức cấp cao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về vấn đề khí hậu tại Bali (Indonesia) ngày 31/8 đã kết thúc mà không ra tuyên bố chung dù nước Chủ tịch cảnh báo các nền kinh tế hàng đầu thế giới cần chung tay hành động để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu nếu không muốn Trái Đất trở thành “vùng hoang mạc”.
Cuộc họp 1 ngày đã kết thúc với việc Bộ trưởng Môi trường và lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar thông báo rằng Chủ tịch G20 Jakarta sẽ chỉ ra một bản tổng kết các mục tiêu của diễn đàn. Sự chia rẽ giữa các nước thành viên về cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến mùa lũ kinh hoàng tại Pakistan làm trên 1.000 người thiệt mạng và đợt hạn hán cực đoan diễn ra trên một nửa diện tích lãnh thổ Trung Quốc.
Tháng trước, hội nghị tài chính G20 tại Indonesia cũng đã không đạt tuyên bố chung do bất đồng về xung đột tại Ukraine và nước chủ nhà đã ra một tuyên bố chủ tịch.
Trong phát biểu khai mạc hội nghị lần này, Bộ trưởng Bakar đã nhấn mạnh rằng “các vấn đề môi trường toàn cầu cần các giải pháp toàn cầu và các quốc gia không thể một mình giải quyết”. Các nước trên khắp thế giới đang ngày càng ghi nhận những kỷ lục về nắng nóng, lũ lụt và hạn hán - hiện tượng mà các nhà khoa học cảnh báo là sẽ xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ mạnh hơn do biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu công bố trong tháng 8 cho thấy Bắc Cực đã ấm lên nhanh hơn gần 4 lần những nơi khác trên hành tinh trong vòng 40 năm qua, cho thấy các mô hình khí hậu và các chính phủ đang đánh giá chưa đúng tỷ lệ ấm lên ở vùng cực.
Bộ trưởng Bakar lưu ý: “Chúng ta không thể che giấu sự thật rằng thế giới đang đối mặt với thách thức ngày càng phức tạp. Biến đổi khí hậu có thể trở thành một chất xúc tác làm gia tăng các cuộc khủng hoảng đang có” về giá năng lượng và khan hiếm lương thực toàn cầu.
Cuộc họp trên là trù bị cho hội nghị các nhà lãnh đạo vào tháng 11 tới, cùng thời điểm với hội nghị biến đổi khí hậu tiếp theo của Liên hợp quốc tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập.

-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)