
-
Phú Thọ: Mua đất rừng để tổ chức khai thác đất trái phép
-
Triệt phá đường dây sản xuất hàng chục loại mỹ phẩm giả tại Bắc Giang
-
Hải quan khởi tố vụ buôn lậu thuốc lá điếu số lượng "khủng"
-
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang
-
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả
![]() | ||
Giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) mà Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam (Nguồn: Xinhua) |
Tại hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu phản đối các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham dự hội nghị có đông đảo đại diện các quốc gia thành viên của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này, cùng nhiều chuyên gia về biển, đại dương và ngành thủy, hải sản. Tại hội nghị, đại diện các quốc gia cũng như các chuyên gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của thủy-hải sản trong chiến lược an ninh lương thực toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc, trong những năm qua, sản lượng thủy-hải sản gồm đánh bắt và nuôi trồng đã có sự tăng trưởng đáng kể, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên thế giới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tăng dân số và đánh bắt bất hợp pháp. Để hạn chế tác động tiêu cực, bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của sản lượng thủy-hải sản trong tương lai, các đại biểu cho rằng các quốc gia cần tăng cường hợp tác thông qua các hình thức như trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ…
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao chủ đề cũng như các nội dung thảo luận của hội nghị, khẳng định vai trò quan trọng của thủy-hải sản đối với an ninh lương thực, đặc biệt đối với một nước có bờ biển dài, dân số lớn như Việt Nam. Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các quốc gia hợp tác để xây dựng chế độ quản lý hữu hiệu về khai thác nguồn lợi hải sản nhằm bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực của từng quốc gia. Việt Nam cũng đề nghị các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến về đánh bắt cá biển.
Trong bài phát biểu, Trưởng đoàn Việt Nam đã đề cập đến các hành động gây căng thẳng mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngư nghiệp chính đáng của ngư dân Việt Nam. Trưởng đoàn Việt Nam nêu rõ hoạt động ngư nghiệp hợp pháp của ngư dân Việt Nam tại một số ngư trường truyền thống bị cản trở bởi các hành động bất hợp pháp với mức độ ngày càng nghiêm trọng từ phía Trung Quốc, như ban hành lệnh cấm đánh cá hàng năm, liên tục khống chế, xua đuổi tàu cá, đối xử vô nhân đạo, gây thiệt hại lớn về tài sản cho ngư dân Việt Nam và gần đây nhất là việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá với 10 ngư dân Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hoạt động của hàng trăm tàu bảo vệ đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Tại hội nghị, Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực hợp tác để tiến tới xây dựng một khuôn khổ thống nhất về việc quản lý vấn đề đánh bắt cá tại khu vực, tránh các hành động gây căng thẳng không đáng có./.
Mỹ: Trung Quốc là bên khiêu khích gây căng thẳng ở Biển Đông Trong cuộc họp báo thường ngày tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 27/5 cho biết Mỹ chưa có đủ thông tin để xác nhận việc một tàu cá của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm ở khu vực biển tranh chấp nhưng khẳng định chỉ có Trung Quốc là bên khiêu khích trong căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. |
Mỹ âm thầm liên minh an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc vừa lên tiếng “đe nẹt” các nước nhỏ trong khu vực, thì ngay tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang âm thầm thiết lập một “cấu trúc an ninh” bao gồm các đối tác chiến lược và đồng minh của mình. |
Philippines lo ngại Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển nước này Ngày 26/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo Bắc Kinh có thể lập lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển đang có tranh chấp và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines, như đã làm với giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. |
PV (Vietnam+)
-
Sở Y tế TP.HCM mạnh tay xử lý mỹ phẩm không rõ nguồn gốc -
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang -
Lo hóa chất độc hại trôi nổi bán tràn lan trên không gian mạng -
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án -
Hà Nội xử nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả -
Giám đốc doanh nghiệp 14 năm kêu oan: Tòa án trả hồ sơ lần thứ 3
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”