-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm
Các đại biểu tham dự Hội nghị Quan chức cao cấp APEC (SOM 2) |
Trong ngày làm việc cuối cùng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 (Chủ tịch SOM), Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị đã thảo luận những định hướng hợp tác dài hạn của APEC, cũng như những đề xuất cải cách hoạt động của bộ máy APEC theo hướng hiệu quả hơn trong thúc đẩy những sáng kiến phục vụ thiết thực lợi ích của doanh nghiệp và người dân.
Với tổng số gần 50 cuộc họp gồm nhiều hoạt động khác nhau, Hội nghị đã thu hút sự tham gia của khoảng 2300 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, cộng đồng doanh nghiệp, học giả, các tổ chức quốc tế và nhiều Bộ, ban ngành Việt Nam. SOM 2 và các cuộc họp liên quan có vai trò then chốt trong thúc đẩy chủ đề và triển khai bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 thông qua dịp SOM 1 tháng 3/2017 tại Nha Trang.
Đợt hội nghị lần này cũng bao gồm nhiều hoạt động quan trọng liên quan định hướng hợp tác dài hạn của APEC. Đó là Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai (16/5); Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực (ngày 15/5); Hội nghị Toàn thể Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC). Diễn ra trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc, Hội nghị đã mang lại nhiều kết quả cụ thể.
Thứ nhất, các thành viên APEC tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ vai trò của APEC là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, là cái nôi của các ý tưởng hợp tác, liên kết khu vực, vì thịnh vượng chung của châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, APEC quyết tâm tiếp tục thúc đẩy việc hoàn tất các Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư theo lộ trình đề ra vào năm 2020. Đồng thời, các thành viên nhất trí việc thực hiện các Mục tiêu Bogor cần gắn với việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân và doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực, và góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững.
Thứ hai, Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai do Việt Nam, hoạt động đầu tiên bàn về tương lai APEC với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan đã nhất trí tầm nhìn APEC sau 2020 là một nội dung quan trọng, cần được thúc đẩy thảo luận trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Đối thoại đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực đóng góp vào việc định hình tương lai của APEC, nhất là về các nội hàm hợp tác và các bước cần triển khai tiếp theo để hướng tới mục tiêu này. Kết quả của Đối thoại cùng các khuyến nghị của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) sẽ là cơ sở để các thành viên tiếp tục trao đổi về việc chuẩn bị cho việc hình thành tầm nhìn cho APEC hướng tới năm 2020 và tương lai.
Thứ ba, Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực diễn ra ngày 15/5 đã thông qua Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đây là kết quả quan trọng đầu tiên ở cấp Bộ trưởng của Năm APEC 2017, dự kiến sẽ trình lên các Lãnh đạo APEC. Là sáng kiến của Việt Nam trong vai trò chủ nhà, Khuôn khổ được kỳ vọng góp phần vào các nỗ lực của APEC về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu mới công nghệ số, đồng thời triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng và bao trùm.
Thứ tư, các cuộc họp cũng đã rà soát, thúc đẩy việc triển khai các chương trình dài hạn của APEC, đặc biệt là Chương trình hành động riêng của từng thành viên nhằm triển khai Chương trình nghị sự APEC mới về cải cách cơ cấu (Renewed APEC Agenda for Structural Reform - RAASR), Kế hoạch tổng thể Kết nối APEC (APEC Connectivity Blueprint), Lộ trình APEC về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ (APEC Services Competitiveness Roadmap); Tuyên bố Lima của APEC về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP)…
Nhiều đề xuất mới gắn với bốn ưu tiên của Năm APEC 2017 cũng được thảo luận và thúc đẩy. Nổi bật là đề xuất xây dựng “Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC”, với mục tiêu tạo điều kiện để mọi người dân đều được thụ hưởng một cách đồng đều các lợi ích của tăng trưởng và liên kết. Sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu hoá và khoa học công nghệ đang tạo ra những thách thức mới về khoảng cách phát triển, chuyển đổi việc làm, nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình toàn cầu hoá các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương …
Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều sáng kiến khác trong nhiều lĩnh vực hợp tác chuyên ngành. Trong số này, có thể kể đến các vấn đề thuận lợi hoá thương mại, thúc đẩy thương mại điện tử qua biên giới, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa , an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững phát triển nông thôn - đô thịcải cách cơ cấu và phát triển nhân lực tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới kinh tế mạng …
Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017. Những kết quả đạt được tại Hội nghị SOM 2 sẽ là cơ sở quan trọng để các thành viên APEC tiếp tục thảo luận ở cấp làm việc cũng như tại các Hội nghị Bộ trưởng sẽ diễn ra trong những tháng tới, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại tại Hà Nội từ 20 – 21/5.
Với việc đăng cai tổ chức các hoạt động APEC lần này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và coi châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế hợp tác ở khu vực như Diễn đàn APEC, là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Ngoài các sáng kiến đã nêu, tại các cuộc họp lần này, trong vai trò chủ nhà, nhiều Bộ, ngành của Việt Nam đã đảm nhận vai trò chủ tịch/đồng chủ tịch các ủy ban, nhóm công tác hoặc chủ trì các hoạt động của APEC.
-
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em -
Ông Hồ Văn Mừng làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang -
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang