
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
-
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2%
![]() |
Sau 2 năm “đóng băng” kênh tín phiếu, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chính thức khởi động lại kênh này vào ngày 21/6 với khối lượng nhỏ (200 tỷ đồng) sau đó tăng dần lên các phiên sau. Trong 2 phiên giao dịch tuần đầu này, mỗi phiên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút về 15.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Như vậy, tính từ 21/6 đến 28/6, tức chỉ trong vòng 1 tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hút về hơn 100.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu trên thị trường mở.
Đây là mức rút tiền mạnh nhất của Ngân hàng Nhà nước kể từ đầu năm 2019.
Trước động thái rút tiền của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ, song vẫn ở mức thấp, do thanh khoản tiền đồng của hệ thống vẫn dồi dào, các ngân hàng thương mại chưa được nới room tín dụng.
Không chỉ rút tiền về qua kênh tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường bán ra ngoại tệ để bình ổn thị trường. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Ngân hàng Nhà nước đã bán khoảng hơn 10 tỷ USD ra thị trường từ nguồn Quỹ dự trữ ngoại hối (tương ứng với 230.000 tỷ đồng hút về). Như vậy, thông qua cả hai kênh này, Ngân hàng Nhà nước đã rút về hơn 330.000 tỷ đồng khỏi thị trường thời gian qua.
Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, những động thái này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung hơn cho mục tiêu kiểm soát lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng.
Tại Việt Nam, dù lạm phát nửa đầu năm vẫn khá thấp song Ngân hàng Nhà nước nhận định, áp lực lạm phát nửa cuối năm và năm 2023 là rất lớn, do độ mở của nền kinh tế cao. Đây cũng là lý do khiến Ngân hàng Nhà nước tỏ ra thận trọng với nới room tín dụng.
Đến nay, câu chuyện tiếp tục bơm vốn để hỗ trợ phục hồi kinh tế hay hãm bớt vốn để ngăn lạm phát đang là vấn đề gây tranh cãi. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh lạm phát nhập khẩu của Việt Nam có nguy cơ tăng mạnh, tăng tín dụng là "đổ dầu vào lửa".
Trong khi đó, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải “bơm máu” cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Tôi vẫn tin rằng, phải tiếp tục câu chuyện bơm tiền cho nền kinh tế trên tinh thần phục hồi và phát triển, không phải rón rén, ngắt quãng, đợi “gục” rồi lại bơm tiếp”, ông Thiên nói.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh" -
TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững -
Quốc hội chính thức luật hóa Nghị quyết 42, “chốt” quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh