Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 01 năm 2025,
Hơn 1.100 tỷ đồng xây kè sông Tắc Từ Tải và Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ
Hạnh Nguyên (tổng hợp ) - 04/06/2022 13:03
 
Vĩnh Long: Gần 310 tỷ đồng xây dựng Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ giai đoạn 2; Vĩnh Long: Gần 800 tỷ đồng xây dựng công trình Kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Quy hoạch phải mở đường thắng lợi

Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã họp và thống nhất thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030.

Thành phố Thanh Hoá.
Thành phố Thanh Hóa.

Như vậy, tính đến thời điểm này, Thanh Hóa trở thành tỉnh thứ năm qua giai đoạn thẩm định, bước vào giai đoạn hoàn tất để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cùng với 4 tỉnh khác là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tuyên Quang và Lào Cai đã hoàn thành trước đó.

Trong kế hoạch làm việc của Hội đồng, hiện có 19 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc lập quy hoạch đăng ký thẩm định. Đó là Đà Nẵng, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thái Nguyên, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang.

Con số này đang tiếp tục tăng nhanh theo nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương trong thực hiện công tác quy hoạch để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc mà Luật Quy hoạch đặt ra.

Tất nhiên, phải thẳng thắn, so với tổng số 111 quy hoạch cần được lập theo quy định của Luật Quy hoạch (trong đó, 42 quy hoạch cấp quốc gia, 6 quy hoạch vùng, 63 quy hoạch tỉnh) và 7 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt (gồm Quy hoạch Sử dụng đất quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông - vận tải, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang), thì phần việc còn lại vô cùng lớn.

Các thành viên Hội đồng Thẩm định rất nóng ruột, không chỉ về tiến độ, mà còn là chất lượng của các bản quy hoạch.

Dù bỏ phiếu thông qua Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, nhưng các thành viên Hội đồng đều gắn với yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung. Lý do là, cũng như nhiều địa phương khác, quy hoạch tỉnh Thanh Hóa chứa đựng nhiều mục tiêu cao, tham vọng lớn với ý chí, quyết tâm chính trị rõ ràng của chính quyền và nhân dân, nhưng lại chưa xác định rõ nét động lực thực thi, ưu tiên phát triển để phân bổ nguồn lực phù hợp. Đặc biệt, dấu ấn của tư duy thị trường, tính liên kết trong phát triển chưa được thể hiện rõ.

Chia sẻ tại cuộc làm việc của Hội đồng với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói, công tác quy hoạch được ví như là người công binh mở đường, nếu mở đường thắng lợi thì cuộc chiến sẽ thắng lợi; nếu làm không tốt sẽ dẫn đến sự thất bại, ảnh hưởng đến phát triển kinh tếcủa đất nước.

Luật Quy hoạch được ban hành năm 2017 với tinh thần như vậy: hướng tới đổi mới về tư duy, phương pháp và nội dung quy hoạch, mà cốt lõi chính là sự sắp xếp, phân bố không gian, tạo ra động lực phát triển mới, không gian phát triển mới, giá trị mới và Dự án đầu tưmới cho đất nước, từng ngành, địa phương.

Chính vì vậy, cách tiếp cận trong quy hoạch phát triển địa phương, một mặt là từ tiềm năng của địa phương để phát huy mạnh mẽ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để khai thác tốt hơn các cơ hội hiện có, hoặc tận dụng các cơ hội mới xuất hiện; mặt khác, phải tiếp cận từ khát vọng phát triển, từ các xu hướng mới, tiềm năng mới đang liên tục xuất hiện trên toàn cầu, nhằm chủ động tạo cơ hội mới, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, từ thế giới cho phát triển địa phương.

Có thể hiểu, câu trả lời cho những câu hỏi mà các địa phương thường đặt ra mỗi khi bước vào một thời kỳ phát triển mới, đó là có phát triển nhanh và bền vững hay không; có tận dụng được hết các tiềm năng, lợi thế không; có vượt qua được các thách thức không; có tranh thủ được các mô hình hay, kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới không... phụ thuộc rất lớn vào tư duy, tầm nhìn và chất lượng của từng bản quy hoạch.

Nhưng sự thay đổi lớn về nội dung quy hoạch tất yếu dẫn đến những thay đổi lớn về tư duy, phương pháp lập quy hoạch, chứ không đơn thuần chỉ là một quy trình hoặc kỹ thuật mới. Vậy nên, những lúng túng, chậm trễ, chưa nhận thức đầy đủ các khái niệm, tư duy mới; còn ngần ngại, thiếu chủ động, chưa dám thay đổi cách làm trong giai đoạn vừa qua là tất yếu. Cũng còn có những vướng mắc do hệ thống quy định chưa theo kịp.

Nhiều giải pháp trước mắt, trong đó có những giải pháp cấp bách, mang tính đặc thù đã được đề xuất, sẽ được bàn thảo trong nghị trình Quốc hội tuần này. Việc xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện công tác quy hoạch cũng đã được đề cập. Cùng với đó là việc rà soát để hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật đã có trong kế hoạch dài hơi hơn…

Nhưng phải nhấn mạnh, sự chậm trễ này không thể kéo dài hơn, vì nhiều cơ hội, nguồn lực để phục hồi và phát triển của đất nước đang chờ người mở đường. Không có quy hoạch, thì có tiền cũng khó có thể tiêu được…

Vốn FDI tăng tốc vào dự án công nghiệp công nghệ cao

Một thông tin luôn được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh trong các báo cáo gần đây về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, đó là có nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được mở rộng với quy mô lớn.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã nhắc đến một loạt dự án để chứng minh cho nhận định trên: Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên), tăng vốn thêm 920 triệu USD; Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện (tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng) - tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Phú Thọ) - tăng 163 triệu USD...

Đáng chú ý, báo cáo Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, khi đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm ngoái đã lên tới 38,85 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2020.

Đặc biệt, trong 3 dự án tỷ USD được cập nhật, có một dự án trong lĩnh vực công nghệ cao quy mô vốn lên tới trên 3 tỷ USD. Dự án này, có thể nói, đã góp phần quan trọng gia tăng đáng kể vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam, đồng thời khẳng định xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài “thích” lựa chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất của mình.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một loạt tập đoàn lớn, trong đó có các tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực công nghệ cao, như Intel, Apple, Google. Khẳng định từ các tập đoàn này cho thấy, họ đều đang “nhắm” vào Việt Nam.

Intel đã hoàn tất các khoản đầu tư giai đoạn I và đang chuẩn bị cho giai đoạn II. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông Tim Cook, CEO của Apple, thì Apple mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam. Một khi Apple quyết định điều này, thì có thể Foxconn, Goertek, Pegatron, Winston... sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi đây chính là các nhà gia công sản phẩm cho Apple.

Thông tin cho biết, hiện nay, mặc dù Apple không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với khoảng 160.000 lao động. Nếu Apple tiếp tục chọn Việt Nam, con số sẽ không ngừng tăng lên.

Không chỉ riêng vốn trong lĩnh vực công nghệ cao, mà nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tích cực. Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, 5 tháng đầu năm, đã có trên 11,71 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Sự sụt giảm chủ yếu do vốn đăng ký mới tiếp tục giảm và giảm là do cùng kỳ năm ngoái có quá nhiều dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, cả vốn điều chỉnh và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng mạnh. Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt gần 4,12 tỷ USD, giảm 53,4%; vốn điều chỉnh đạt 5,61 tỷ USD, tăng 45,4%; còn vốn góp, mua cổ phần đạt trên 1,98 tỷ USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ.

“Dù có những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

Không chỉ các nhà quản lý về đầu tư nước ngoài mới đưa ra những đánh giá lạc quan như vậy. Tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022, do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, các ý kiến đánh giá đều rất tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Và tất nhiên, các cơ hội rộng mở này có xuất phát điểm từ xu hướng gia tăng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, khi nhắc đến xu hướng nhiều nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, dù cho rằng Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn của thế giới, song cũng khẳng định: “Việt Nam là quốc gia có vị trí tốt và có nhiều lợi thế để trở thành ‘người thắng cuộc’ trong việc đón nhận dòng vốn của xu hướng Trung Quốc +1”.

Trong khi đó, ông Pao Jirakulpattana, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư Warburg Pincus Singapore cho rằng, khi trên thế giới có những căng thẳng, thì ASEAN sẽ là khu vực tốt để thu hút các nhà đầu tư, trong đó Việt Nam là một điểm đến lý tưởng.

Hơn 600 doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia “Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022”

Ngày 31/5/2022, UBND TP. Đà Nẵng đã thông tin về việc tổ chức “Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022” và các sự kiện diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong tháng 6/2022. 

Với sự kiện Routes Asia 2022, TP.Đà Nẵng kỳ vọng ngành du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ.
Với sự kiện Routes Asia 2022, TP.Đà Nẵng kỳ vọng ngành du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ.

Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh cho biết, với chủ đề năm 2022 là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”; trong 5 tháng đầu năm 2022, mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố đã trở lại trạng thái bình thường mới. Chính quyền Thành phố đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo phát triển.

Để tạo đà tăng trưởng cho thành phố sau thời kỳ đóng băng vì đại dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng sẽ tổ chức một chuỗi các sự kiện trong tháng 6; trong đó có Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 25/6/2022.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, tại Diễn đàn, Thành phố sẽ công bố thông tin về kế hoạch, tiến độ triển khai điều chỉnh Quy hoạch phân khu chức năng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các Dự án đang kêu gọi đầu tư trên địa bàn thành phố; danh mục quỹ đất phục vụ kêu gọi thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng. 

Ngoài ra, Thành phố sẽ công bố Quy trình chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, cụm công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, kiến nghị với Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.…

“Diễn đàn còn là cơ hội để chính quyền thành phố trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về những mục tiêu, tiềm năng phát triển của Đà Nẵng, đồng thời lắng nghe các tư vấn, góp ý, kiến nghị, đề xuất để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thật sự trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam”, ông Minh thông tin.

Ngoài ra, trong “Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022”, TP.Đà Nẵng cũng sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ trương nghiên cứu đầu tư cho các dự án trong nước và dự án FDI; trao các thỏa thuận nguyên tắc, hợp tác đầu tư giữa thành phố với các đối tác trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, các hoạt động bên lề Diễn đàn cũng được tập trung tổ chức như Triễn lãm Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch phân khu các phân khu chức năng theo Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Diễn đàn dự kiến có sự góp mặt của gần 600 đại biểu và các hội, hiệp hội doanh nghiệp; các doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Đà Nẵng kỳ vọng Diễn đàn sẽ quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm lựa chọn, quyết định đầu tư, tranh thủ thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại trong tháng 6/2022, đáng chú ý trên địa bàn thành phố cũng sẽ diễn ra 4 lễ khởi công các dự án như Khu tái định cư phục vụ giải tỏa Làng đại học; dự án Nhà máy nhựa Long Thành thành phố Đà Nẵng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu; dự án Trung tâm Nesta Đà Nẵng tại Khu công nghệ thông tin tập trung và dự án của Công ty Cổ phần Dana Logistics tại Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng.

Ngoài ra, Công ty TNHH ODK Mikazuki Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động chính thức khu Khách sạn thuộc Dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort.

Bên cạnh đó, TP.Đà Nẵng sẽ đăng cai tổ chức sự kiện Routes Asia 2022. Sự kiện có sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ hơn 200 đơn vị, tổ chức quốc tế về hàng không khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ nhằm xúc tiến các mối quan hệ hợp tác xây dựng và mở rộng đường bay và mạng lưới kinh doanh hàng không.

Trong khuôn khổ Routes Asia 2022, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chủ trì tổ chức Diễn đàn “Đà Nẵng - Điểm đến đầu tư tiềm năng của châu Á”.

Sóc Trăng đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu dịch vụ, cư xá công nhân KCN An Nghiệp

Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng vừa ký ban hành Nghị quyết số 24/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dịch vụ và cư xá công nhân Khu công nghiệp An Nghiệp, tỉnh Sóc Trăng.

Địa điểm thực hiện dự án tại TP. Sóc Trăng, với mục tiêu nhằm hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phục vụ dự án Khu dịch vụ và cư xá công nhân Khu công nghiệp An Nghiệp; góp phần tạo quỹ đất, quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại khu công nghiệp.

Quy mô đầu tư dự án gồm xây dựng mới 11 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 3.277 m, bề rộng nền đường từ 9,5 - 26 m, kết cấu mặt đường láng nhựa, tải trọng thiết kế trục đơn 10 tấn và 12 tấn.

Đồng thời, xây mới 1 cầu, tải trọng thiết kế HL93, bề rộng toàn cầu 26 m; thoát nước mặt sử dụng cống bê tông cốt thép đường kính từ D400 - D1200; thoát nước sinh hoạt sử dụng cống bê tông cốt thép đường kính từ D200 - D500; cấp nước sinh hoạt sử dụng ống PVC đường kính từ D110 - D250.

Cùng với đó là san lấp mặt bằng và các hạng mục phụ trợ khác như: Cây xanh, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, hào kỹ thuật...

Đây là dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư 238,896 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: Nguồn tăng thu ngân sách tỉnh (nguồn vốn xổ số kiến thiết thu vượt dự toán năm 2021) là 114,647 tỷ đồng; nguồn vốn xổ số kiến thiết giai đoạn 2021 - 2025 là 124,249 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn 2022 - 2025.

HĐND tỉnh Sóc Trăng giao UBND Tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan hoàn thành thủ tục, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án; đảm bảo nguồn vốn thực hiện hàng năm và kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đúng quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.

Tiền Giang giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 39% sau 5 tháng

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh là 3.940,696 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 31/5/2022, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh ước 1.541 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ, đạt 39,1% kế hoạch (cùng kỳ đạt 32,3% kế hoạch). Trong đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân 1.360 tỷ đồng, đạt 47,4% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương giải ngân 181 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch.

Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Với tỷ lệ giải ngân đạt được nêu trên, Tiền Giang là địa phương dẫn đầu các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 5 tháng đầu năm 2022. Đồng thời, tỉnh Tiền Giang cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao của cả nước.

Kế hoạch trong tháng 6 năm 2022, đối với các Dự án chuyển tiếp, tỉnh Tiền Giang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình, thực hiện nghiệm thu, thanh toán vốn với Kho bạc Nhà nước ngay khi có khối lượng để giải ngân tốt phần vốn được giao. Tiếp tục thực hiện thường xuyên việc điều chuyển kế hoạch vốn năm 2022 giữa nội bộ chủ đầu tư và các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Đối với các dự án khởi công mới, khẩn trương hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu và sớm triển khai thi công các dự án. Đối với các dự án quy mô lớn, sử dụng vốn ngân sách Trung ương, tỉnh tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu thi công, khẩn trương tổ chức triển khai thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện các dự án, nhất là đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương.

UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân tốt nguồn vốn cấp huyện quản lý, gồm: vốn phân cấp từ nguồn chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước; vốn phân cấp từ nguồn thu sử dụng đất; vốn xổ số kiến thiết bổ sung có mục tiêu.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư chủ động phối hợp với Quỹ phát triển đất tỉnh ứng vốn đối với các công trình, dự án có thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, tập trung hoàn thành các dự thảo Tờ trình, Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2022 về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; chủ trương đầu tư dự án nhóm B.

3 nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu nghìn tỷ cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho VEC

Bộ GTVT vừa có báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về tình hình thực hiện Dự án thu phí tự động không dừng tại các tuyến cao tốc do VEC quản lý.

Theo đó, ngày 25/5, VEC đã mở thầu rộng rãi Gói thầu Thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho các tuyến cao tốc.

Tại thời điểm đóng thầu, có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm: Liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội và Tổng Công ty cổ phần công trình Viettel; Công ty cổ phần Tasco; Công ty cổ phần Bon.

Gói thầu Thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác; có giá gói thầu 1.067,806 tỷ đồng; có mục tiêu chính là thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác với thời gian thực hiện hợp đồng 64 tháng.

Theo kế hoạch ban đầu, VEC dự kiến hoàn thành công tác đấu thầu trước ngày 30/6/2022; dự kiến thêm 3 tháng để lắp đặt và vận hành hệ thống.

Tuy nhiên, để thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng, Bộ GTVT đã yêu cầu VEC đẩy nhanh tiến độ đấu thầu (phấn đấu hoàn thành công tác đấu thầu trước ngày 15/6/2022); đồng thời chỉ đạo VEC ngày sau khi mở thầu rà soát, để làm việc ngay với các nhà thầu tiềm năng để thực hiện ngay công tác chuẩn bị đảm bảo có thể triển khai ngay sau khi trúng thầu.

Theo Bộ GTVT, các dự án của VEC là đều dự án đặc thù, việc thu phí đường bộ để trả nợ khoản vay nước ngoài do Chính phủ đứng ra vay (thực chất là thu phí hoàn vốn NSNN), việc dừng thu phí có hệ quả rất lớn do ảnh hưởng đến phương án tài chính và phương án trả nợ của các dự án, do vậy, Bộ GTVT đề nghị Phó Thủ tướng xem xét nội dung chỉ đạo tạm dừng thu phí của VEC nếu chậm tiến độ như nội dung trong Thông báo số 158/TB-VPCP.

Trước đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC phải tập trung cao để hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án do VEC quản lý. Thời hạn chót được lãnh đạo Chính phủ ấn định cho VEC phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng là đến ngày 31/7 2022.

Được biết, việc bố trí vốn để cho Gói thầu Thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho các tuyến cao tốc là cố gắng rất lớn của VEC nhất là trong bối cảnh quyết định về tái cơ cấu 5 dự án của VEC vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vào tháng 6/2020, VEC đã tiến hành thuê tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tiến hành lắp đặt và đưa vào khai thác chính thức 15 làn thu phí điện tử không dùng cho tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Trong trường hợp Gói thầu Thuê dịch vụ thu phí các dự án đường cao tốc chọn được nhà thầu, 3 tuyến cao tốc do VEC đang khai thác là Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Nội Bài – Lào Cai, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và 1 tuyến đang trong giai đoạn xây dựng là Bến Lức – Long Thành sẽ được lắp đặt các hệ thống thu phí tự động không dừng theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT.

Bình Định cần hơn 7.400 tỷ giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng vừa ký công văn số 2871/UBND-KT gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.

Theo đó, tổng hợp kinh phí dự kiến triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định là hơn 7.473 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn cần gần 2.259 tỷ đồng; dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn cần hơn 3.461 tỷ đồng; dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh cần 1.752 tỷ đồng.

Trước đó, cuối tháng 4 vừa qua Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã đi kiểm tra thực tế tại một số vị trí triển khai tuyến đường cao tốc Bắc – Nam đi qua tỉnh Bình Định.

Đến nay, UBND tỉnh đã thỏa thuận về hướng tuyến, vị trí nút giao liên thông, hầm chui, đường gom dân sinh, đường hoàn trả; rà soát vị trí, quy mô bố trí tái định cư, cải táng, bãi đổ thải vật liệu phục vụ dự án, chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch chi tiết 1/500; rà soát nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; tham gia ý kiến về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi Ban Quản lý Dự án 2 và Ban Quản lý Dự án 85.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định, các Ban Quản lý Dự án 2 và Ban Quản lý Dự án 85 báo cáo với đoàn một số nội dung: Đã thống nhất với UBND tỉnh Bình Định về các giải pháp thiết kế các công trình thủy lợi, thoát lũ đối với dự án thành phần Quảng Ngãi-Hoài Nhơn; đang tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Hiện nay 8 địa phương có dự án đã thành lập Ban Chỉ đạo bồi thường, GPMB và tái định cư. Địa phương cũng đã chỉ đạo Ban lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư, khu cải táng đối với phần nhà ở hộ dân, đất canh tác, mồ mả bị ảnh hưởng khi thi công tuyến đường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết, Bình Định xác định trách nhiệm đối với dự án giao thông trọng điểm quốc gia, nên đã chỉ đạo công tác chuẩn bị rất tập trung. UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải khẩn trương phê duyệt khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án; đồng thời thống nhất hướng tuyến, vị trí nút giao liên thông, hầm chui, đường gom dân sinh, đường hoàn trả đối với một số đoạn tuyến có điều chỉnh trong dự án đường bộ cao tốc đi qua trên địa bàn tỉnh Bình Định; cấp kinh phí hỗ trợ công tác GPMB và xây dựng khu tái định cư.

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải xác định rõ mỏ vật liệu xây dựng và bãi thải, thủ tục triển khai thực hiện để tỉnh có cơ sở phối hợp hỗ trợ...

Theo quy hoạch, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Định thuộc ba dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 118,8km, gồm: Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (27,7km); Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (1,57km), các huyện Hoài Ân (19,4km), Phù Mỹ (19,3km), Phù Cát (9,1km), Tây Sơn (10,1km) và Thị xã An Nhơn (8,7km); Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đi qua Thị xã An Nhơn (2,9km), huyện Tuy Phước (10,2km) và TP Quy Nhơn (9km).

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Định, tổng diện tích dự án cần thu hồi là 1.293,9ha. Trong đó, diện tích đất lúa thu hồi là 331,4ha, diện tích đất rừng thu hồi là 513,9 ha. Số hộ dân bị ảnh hưởng là 1.439 hộ, số ngôi mộ cần di rời là 2.910 mộ.

Quảng Ninh dành gần 820 tỷ đồng để làm 23 km đầu tiên đường “tắt” sang Lạng Sơn

Chủ trương đầu tư đường nối sang Lạng Sơn (giai đoạn 1) mới đây đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua.

Cụ thể, Dự án có tên đầy đủ là Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342. Sau khi hoàn thành, từ Hạ Long đi Lạng Sơn chỉ còn khoảng 70 km, giảm 50 km so với đi đường hiện nay.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (mặc áo khoác đen, đội mũ) cùng đoàn công tác khảo sát đầu tư đường tỉnh lộ 342 từ TP.Hạ Long qua Ba Chẽ nối đến tỉnh Lạng Sơn
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (mặc áo khoác đen, đội mũ) cùng đoàn công tác khảo sát đầu tư đường tỉnh lộ 342 từ TP.Hạ Long qua Ba Chẽ nối đến tỉnh Lạng Sơn

Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, kết nối Hạ Long với Lạng Sơn dài 60,5 km, có quy mô đường cấp III miền núi (tiêu chuẩn TCVN 4054:2005), 2 làn xe. Trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận TP.Hạ Long 37,5 km; chiều dài tuyến thuộc địa phận huyện Ba Chẽ dài 23 km.

Điểm đầu tuyến giao với đường tỉnh 326 khu vực cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, điểm cuối tại khu vực Đèo Líu giáp ranh với xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đề xuất phương án đầu tư của đơn vị tư vấn, dự án được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 đoạn thuộc địa phận huyện Ba Chẽ (dài 23 km) và dự kiến hoàn thành trong năm 2023, nhằm sớm kết nối liên vùng, mở thêm không gian phát triển giữa tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Lạng Sơn.

Giai đoạn 2 sẽ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 đoạn thuộc địa phận TP. Hạ Long từ thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm đến giáp ranh với huyện Ba Chẽ. Quy mô đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, 2 làn xe, nền đường rộng 9m, mặt đường 6m có cầu và hầm.

Trước mắt, Quảng Ninh sẽ đầu tư thực hiện giai đoạn 1 với việc nâng cấp, mở rộng 23km đường tỉnh 342 trên địa phận huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh kết nối với xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 818 tỷ đồng đồng, thời gian thực hiện từ năm 2022-2025.

Về hiện trạng, đoạn từ đầu tuyến đến thôn Đông Trà, xã Đồng Lâm, dài 13 km, đang được giao cho UBND TP. Hạ Long triển khai đầu tư, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023.

Đoạn từ thôn Đông Trà, xã Đồng Lâm đến giáp tỉnh Lạng Sơn dài 47,5km, là đường cấp thấp, chiều rộng mặt đường là 3,5km, chưa có dự án đầu tư. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn từ cuối đường tỉnh 342 đến QL 4B dài 9,8 km, hiện TP.Lạng Sơn đang triển khai các thủ tục lập dự án đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ dự án từ Hạ Long đến giáp Lạng Sơn là khoảng 4.800 tỉ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Theo thiết kế, toàn bộ tuyến đường sẽ có 19 cầu cạn và một đường hầm xuyên đèo, nằm chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi núi rất phức tạp thuộc khu vực giáp ranh giữa Hạ Long và Ba Chẽ. Trong đó sẽ, có một đường hầm xuyên đèo dài khoảng 2.670 m. Hạng mục đường hầm này nằm ở giai đoạn 2 của dự án.

Nghiên cứu làm điện mặt trời trên hồ thuỷ điện Sơn La 

Đề nghị mở rộng, nâng công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La từ 2.400 MW lên 3.200 MW của UBND tỉnh Sơn La được Thủ tướng Chính phủ ủng hộ. 

Theo ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La, toàn tỉnh Sơn La đang duy trì hoạt động có hiệu quả các nhà máy thuỷ điện, với 3 thủy điện lớn là Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến và 65/76 Dự án thuỷ điện nhỏ đã có quyết định chủ trương đầu tư.

Sơn La cũng đề xuất mở rộng, nâng công suất Nhà máy Thuỷ điện Sơn La từ 2.400 MW lên 3.200 MW.

Đề nghị mở rộng và nâng công suất Nhà máy Thuỷ điện Sơn La này cũng nhận được sự đồng tình của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên.

Đồng ý với kiến nghị mở rộng, nâng công suất Nhà máy Thuỷ điện Sơn La từ 2.400 MW lên 3.200 MW của tỉnh Sơn La, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương nghiên cứu, rà soát việc mở rộng, nâng cao công suất Thuỷ điện Sơn La. Cùng với đó là xem xét các yếu tố bảo đảm an toàn về an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, an toàn hồ đập.

"Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì bổ sung dự án này vào Quy hoạch điện VIII và triển khai sớm. Mặt khác, sớm nghiên cứu, phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời trên mặt hồ và điện gió trên địa bàn tỉnh Sơn La", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, với thực tế phát triển mạnh của điện mặt trời thời gian qua, việc tận dụng các hồ thuỷ điện sẵn có với vai trò tích năng đang được xem như một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của các nguồn năng lượng tái tạo.  

Cạnh đó, việc nâng công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La từ 2.400 MW lên 3.200 MW sẽ giúp tận dụng được nước xả thừa trong mùa lũ cũng như tích trữ thêm năng lượng vào mùa khô với công suất phủ đỉnh tăng thêm 1.200 MW. Đây là giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thiếu công suất đỉnh của hệ thống điện hiện nay khi các nguồn mới và lớn không được đầu tư nhiều trong thời gian qua. 

Đóng điện đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, sân phân phối 500 kV Quảng Trạch

Đường dây 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Dốc Sỏi và Sân phân phối 500 kV Quảng Trạch đã được đóng điện kỹ thuật vào 19h19 phút ngày 31/5/2022. 

Đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình
Đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình

Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi và Sân phân phối 500kV Quảng Trạch là những dự án thuộc cụm Dự án đường dây 500kV mạch 3 (Vũng Áng – Quảng Trạch – Dốc Sỏi – Pleiku2). Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT ) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý điều hành dự án; Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4 - Viện năng lượng - Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 tư vấn thiết kế; Công ty Truyền tải điện 2 tư vấn giám sát và tiếp nhận vận hành.

Dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi được khởi công tháng 12/2018, quy mô xây dựng đường dây 500 kV mạch kép dài hơn 500,14 km từ Sân phân phối 500 kV Quảng Trạch đến trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi. Xây dựng 03 trạm lặp quang giữa tuyến đường dây để khuếch đại và chuyển tiếp tín hiệu thông tin. Xây dựng 03 nhà quản lý vận hành đội truyền tải điện.

Sân phân phối 500 kV Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) có quy mô xây dựng 10 ngăn lộ 500 kV gồm 2 ngăn đường dây đi Vũng Áng, 2 ngăn đi Dốc Sỏi, 4 ngăn cho máy biến áp chính của Nhà máy điện Quảng Trạch 1, 2 và  2 ngăn lộ dự phòng.

Việc đóng điện dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường năng lực truyền tải lưới điện 500 kV của hệ thống điện quốc gia; giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực; góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Đà Nẵng và phụ cận. Việc hoàn thành dự án còn là động lực thúc đẩy tiến độ toàn dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Ông Bùi Văn Kiên, Phó tổng giám đốc EVNNPT cho biết, quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều yếu tố khách quan tác động như các đợt dịch COVID-19 năm 2020, 2021, bão lũ năm 2020, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh/huyện/xã có đường dây đi qua đã tạo mặt bằng để đơn vị thi công triển khai dự án.

Song song với đó, EVNNPT, CPMB, các phòng chuyên môn thường xuyên có mặt trên công trường để tập trung điều hành công tác thi công, tháo gỡ và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Trong một số tình huống có phương án tăng cường, bổ sung nhân lực, phương tiện thi công cho các đội kéo dây, điều động kịp thời vật tư trong quá trình thi công.

Trong công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu hành lang tuyến, EVNNPT thống nhất với các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và quản lý vận hành với phương châm “thi công đến đâu, nghiệm thu hoàn thành đến đó”, kết thúc công tác kéo dây khoảng néo cuối cùng, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo đủ điều kiện để đóng điện vận hành dự án.

Sau khi hoàn thành dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, EVNNPT, CPMB sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để hoàn thành đoạn tuyến còn lại của đường dây 500 kV mạch 3 là Vũng Áng - Quảng Trạch. Hiện nay đoạn tuyến này còn vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng tại 3 khoảng néo thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), một số hộ dân yêu cầu bồi thường hỗ trợ ngoài chính sách theo quy định của nhà nước.

EVNNPT, CPMB chỉ đạo các đơn vị xây lắp cần có các phương án điều động nguồn nhân lực kịp thời cho công tác thi công hoàn thành theo kế hoạch. Thường xuyên có mặt trên tuyến để làm việc với các địa phương, đề xuất các biện pháp để giải quyết vướng mắc còn tồn tại liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Để sớm hoàn thành dự án, EVNNPT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh ưu tiên và quan tâm chỉ đạo thị xã Kỳ Anh tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc còn tồn tại hiện nay. Trong trường hợp đã làm đúng, làm đủ nhưng các hộ dân vẫn không đồng thuận thì đề nghị chính quyền địa phương xem xét sử dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để bảo vệ thi công,…

Bình Định liên tục đón dự án đầu tư mới

Ngày 1/6, UBND tỉnh Bình Định chấp thuận thêm dự án mới về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nội thất từ nhựa giả mây, nâng tổng số lên 30 dự án cấp mới trong 5 tháng đầu năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long vừa ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nội thất từ gỗ và kim loại đan nhựa giả mây tại Cụm công nghiệp Phước An, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Dự án do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại LAHA làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ đồng, với mục tiêu sản xuất các sản phẩm nội thất từ nhựa giả mây. Dự án được thực hiện từ nay đến tháng 10/2023 đưa vào hoạt động sản xuất.

Trước đó, ngày 27/5, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh này cũng đã có Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Sơn Thuận đầu tư dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại.

Dự án có diện tích 30,44 ha tại xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, thuộc Phân khu 04, Khu kinh tế Nhơn Hội. Tổng vốn đầu tư dự án là gần 800 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án là 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất.

Theo quy hoạch, Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại gồm các công trình vui chơi giải trí (Công viên nước, thủy cung, tắm suối nóng, hệ thống đường tàu lượn, các trò chơi mạo hiểm, bắn súng sơn,…); các công trình phụ trợ (văn phòng điều hành, quản lý, khu vực cho nhân viên phục vụ, nhà bảo vệ, khu dịch vụ, nhà hàng và hội nghị,...); cây xanh cảnh quan được bố trí xen kẽ với các khu chức năng. 

Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại khi đi vào hoạt động sẽ hình thành một tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, dịch vụ của tỉnh nhà, tạo cú hích mới trong thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Theo thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định, trong 5 tháng đầu năm 2022, một số tên tuổi mới xuất hiện tại tỉnh Bình Định về tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh như: Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Câu lạc bộ bất động sản Việt Nam, Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM nhằm cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư một số dự án tại địa phương.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định thu hút được 30 dự án với tổng vốn đầu tư trên 5.500 tỷ đồng. Trong đó có 15 dự án được đầu tư trong các cụm công nghiệp (Tường Sơn, thị xã Hoài Nhơn; Rẫy Ông Thơ, Hóc Bợm, Tây Xuân huyện Tây Sơn; Gò Bùi, Gò Cầy, Gò Cây Duối huyện An Lão; Tân Đức, thị xã An Nhơn) với tổng vốn đầu tư 328,48 tỷ đồng, có 5 dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 3.173,52 tỷ đồng và 9 dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 2.043,26 tỷ đồng.

Phân theo lĩnh vực: 22 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 4 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và 3 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản.

Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương xây dựng bến cảng số 4, số 5 khu bến Chân Mây

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Cục Hàng hải Việt Nam; Ban Quản lý Khu kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến chủ trương đầu tư hai bến cảng số 4, số 5 thuộc khu bến Chân Mây, cảng biển Thừa Thiên Huế.

Khu bến cảng Chân Mây.
Khu bến cảng Chân Mây.

Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản gửi Bộ GTVT báo cáo việc đơn vị này đang xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời bến cảng số 4, số 5 khu bến cảng Chân Mây để tận dụng quỹ đường bờ, nâng cao hiệu quả khai thác 2 bến với tổng chiều dài 540 m cho tàu 70.000 tấn.

Theo Bộ GTVT, căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3), trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và ý kiến thống nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT đã có văn bản số 4341/BGTVT-KHĐT ngày 5/5/2022, chấp thuận chủ trương bến 4, 5 khu bến Chân Mây được bổ sung công năng khai thác hàng container với tổng chiều dài 540 m cho cỡ tàu đến 70.000 tấn. Đồng thời, tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 29/7/2021, Bộ GTVT cũng cho phép, giai đoạn đến năm 2030 khu bến Chân Mây được bổ sung thêm 3 bến (bến số 4, số 5, số 6).

Do đó, Bộ GTVT cho rằng, đề xuất đầu tư bến cảng số 4, số 5 thuộc khu bến Chân Mây như đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là phù hợp với quy hoạch cảng biển được duyệt. Bộ GTVT thống nhất ủng hộ chủ trương đầu tư.

Bộ GTVT đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn nhà đầu tư có khả năng thu hút sự tham gia của các hàng tàu và các lĩnh vực sản xuất hàng hóa vận tải bằng container, đảm bảo lượng hàng thông qua ổn định, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh với các bến cảng đang khai thác.

Ban Quản lý Khu kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế được yêu cầu chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định chuyên ngành hàng hải và các quy định liên quan của pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch của trung ương và các quy hoạch liên quan của địa phương.

Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của địa phương hướng dẫn, giám sát nhà đầu tư thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo tuân thủ đúng các quy định chuyên ngành hàng hải và các quy định liên quan của pháp luật, đáp ứng các quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.

Đề xuất dừng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức PPP

Để Quốc hội có cơ sở quyết định chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức đầu tư công thì bắt buộc phải dừng chủ trương đầu tư dự án theo phương thức PPP.

Ban quản lý Dự án 85 vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc dừng chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.

Theo đó, Ban quản lý dự án 85 kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương dừng thực hiện dự án theo hình thức PPP theo Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đơn vị này cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép các cơ quan, đơn vị được phân cấp làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần triển khai theo hình thức đầu tư công tận dụng toàn bộ khối lượng Ban Quản lý dự án 85 đã nghiên cứu, thực hiện làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo để đẩy nhanh tiến trình thực hiện.

Trước đó, tại Quyết định số 1602, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.

Tuy nhiên, căn cứ mức độ cấp thiết của các dự án và những bất cập trong việc triển khai theo phương thức PPP thời gian qua, để bảo đảm chắc chắn thành công dự án, Chính phủ đã có Tờ trình số 154/TTr-CP ngày 30/4/2022 trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức đầu tư công.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án là phải không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.

“Vì vậy, để Quốc hội có cơ sở quyết định chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo hình thức đầu tư công thì thì bắt buộc phải dừng chủ trương đầu tư dự án theo phương thức PPP”, đại diện Ban quản lý dự án 85 cho biết.

Ban quản lý dự án 85 cho biết, chi phí thực hiện công tác chuẩn bị dự án trước đây khoảng 27,557 tỷ đồng. Các kinh phí này đã tổng hợp trong sơ bộ tổng mức đầu tư của Hồ sơ trình chấp thuận chủ trương Dự án và lập phương án Nhà đầu tư được lựa chọn sẽ hoàn trả cho Nhà nước và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1602.

Bên cạnh đó, tới thời điểm hiện tại, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đã được Ban quản lý dự án 85 hoàn thành. Tổng giá trị đã thực hiện khoảng 25,085 tỷ đồng trong đó giá trị đã giải ngân là 14,805 tỷ đồng.

Vĩnh Long: Gần 310 tỷ đồng xây dựng Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ giai đoạn 2

Ngày 1/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung đã ký Quyết định số 1079/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2).

Thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu đầu tư nhằm kết hợp đồng bộ với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có dự án Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; khép kín khu vực, đảm bảo chủ động ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp; góp phần ngăn lũ, triều cường, bảo vệ sản xuất, tài sản của nhân dân và công trình công cộng.

Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đưa 2 xã Lục Sỹ Thành và Phú Thành đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Diện tích phục vụ khoảng 4.000 ha.

Quy mô đầu tư gồm: Nâng cấp đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn với chiều dài khoảng 24.621 m, chiều rộng mặt đê bao 5,0 m, chiều rộng mặt đường đan 3,5 m. Kiên cố hóa các cống đập với đường kính bọng từ 120 ÷ 150 cm và sửa chữa các cống đập. Hoàn trả bọng tròn các loại, đường kính từ 80 ÷ 120 cm.

Bên cạnh đó, xây dựng 5 cống hở kết hợp cầu giao thông, chiều rộng cửa cống từ 5,0 ÷ 7,5 m, bề rộng mặt cầu thông xe là 5,2 m, tải trọng cầu 0,65HL93.

Dự án được thực hiện tại xã Phú Thành và xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, với diện tích sử dụng đất 313.279 m2.

Đây là dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư trên 309,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng trên 221,8 tỷ đồng; chi phí thiết bị 13 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên 33,4 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trên 15 tỷ đồng; còn lại là các chi phí khác.

Nguồn vốn đầu tư dự án từ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 là 250 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp. Thời gian thực hiện dự án năm 2022 - 2025.

UBND tỉnh Vĩnh Long giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (chủ đầu tư) triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời thực hiện kiến nghị theo các yêu cầu tại Công văn số 84/SNN&PTNT.TĐ.DAĐT, ngày 27/12/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kiên Giang kiểm tra giám sát, tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 UBND tỉnh Kiên Giang đã triển khai giao chi tiết là 5.124.419 triệu đồng, đạt 100% so Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh giao. Trong đó, vốn ngân sách địa phương đã giao 3.930.690 triệu đồng; vốn ngân sách Trung ương đã giao 1.193.729 triệu đồng.

Tính đến ngày 15/5/2022, giá trị giải ngân là 644.835/5.124.419 triệu đồng, đạt 12,58% kế hoạch, tăng so với tháng trước là 3,76%, cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 0,78%. Trong đó, nguồn vốn do các Sở, ban ngành cấp tỉnh quản lý (chiếm 46,39% kế hoạch) giá trị giải ngân là 269.304/2.377.044 triệu đồng, đạt 11,33% kế hoạch; nguồn vốn do cấp huyện quản lý (chiếm 53,61% kế hoạch) giá trị giải ngân là 375.531/2.747.375 triệu đồng, đạt 13,67% kế hoạch.

Có 50 công trình lớn, trọng điểm do các Sở, ban ngành cấp tỉnh và các địa phương quản lý được bố trí 3.862.012/5.124.419 triệu đồng, chiếm 75,36% kế hoạch vốn năm 2022 của cả tỉnh. Kết quả đến ngày 15/5/2022, giá trị giải ngân là 389.308/3.862.012 triệu đồng, đạt 10,08% kế hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cho rằng, mặc dù đã nỗ lực, quyết tâm chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu năm, nhưng tỷ lệ giải ngân của tỉnh đến ngày 15/5/2022 vẫn thấp, đạt tỷ lệ 12,58%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 15,08%, do những tồn tại, hạn chế sau:

Một số đơn vị vẫn thực hiện chưa nghiêm các chỉ đạo của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và cơ quan Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, UBND Tỉnh như: chưa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021 không đạt kế hoạch đề ra;

Chưa giải ngân theo kế hoạch đề ra theo chỉ thị của UBND Tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 571/SKHĐT-THQHKH ngày 09/5/2022 để đôn đốc các đơn vị thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh);

Chưa triển khai và hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công đối với các công trình triển khai mới năm 2022, nhất là các Dự án trọng điểm;

Phần lớn các đơn vị chậm hoặc chưa xây dựng kế hoạch triển khai cho từng dự án cụ thể để có giải pháp chỉ đạo điều hành cho phù hợp theo kế hoạch dự án (theo Chỉ thị số 04/CT- UBND ngày 15/4/2022 của UBND Tỉnh);

Công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc chưa được giải quyết triệt để, còn chậm, quy trình thủ tục còn kéo dài, khiếu nại khiếu kiện trong công tác lập phương án bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vẫn thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng tiến độ của nhiều công trình, nhất là đối với ngành giao thông.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cũng nêu một số nguyên nhân làm cho quá trình triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 còn chậm tiến độ do một số khó khăn, vướng mắc sau:

Các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương triển khai chậm (đến thời điểm báo cáo vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án bồi hoàn, giải phóng mặt bằng), các dự án bố trí mới chưa hoàn thành thủ tục để đấu thầu xây lắp, gồm các dự án: đường bộ ven biển từ Hòn Đất đi Kiên Lương; cầu thị trấn Thứ 11 (vượt kênh Tân Bằng - Cán Gáo); đường Minh Lương - Giục Tượng; đường tránh thị trấn Kiên Lương (điểm đầu ĐT.971 đến trạm điện Kiên Bình Quốc lộ 80); kè chống sạt lở kênh Hà Giang (đoạn Trung tâm hành chính - Khu dân cư Đầm Chít).

Nhóm các dự án vẫn đang vướng công tác giải phóng mặt bằng chưa giải quyết dứt điểm, đặc biệt là các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, gồm các dự án: đường 3/2 nối dài (đường bộ ven biển tỉnh Kiên Giang- đoạn qua địa bàn TP. Rạch Giá và huyện Châu Thành); đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất; nâng cấp, mở rộng đường Dương Đông- Cửa Cạn- Gành Dầu và xây dựng mới nhánh nối với đường trục Nam - Bắc; đường ven sông Cái Lớn (đi qua huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần huyện Gò Quao); cải tạo, nâng cấp Đường vào khu căn cứ Tỉnh ủy ở U Minh Thượng; nâng cấp đường Thứ 2 đến Công Sự, huyện An Biên và U Minh Thượng; cầu Mỹ Thái (vượt kênh Rạch Giá - Hà Tiên); đầu tư xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển tỉnh Kiên Giang; đường nhánh số 3 - khu vực Bãi Trường; đường trung tâm Bãi Trường đoạn 3 và các đường nhánh;...

Nhóm các dự án chậm hoặc phải điều chỉnh hồ sơ, thủ tục (phê duyệt điều chỉnh dự án, thiết kế bản vẽ thi công- dự toán) mới triển khai, cụ thể: Trung tâm y tế huyện U Minh Thượng, Trung tâm y tế huyện Giang Thành đang trình Sở Xây dựng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án; Trường Cao đẳng Kiên Giang; Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang; đường Minh Lương- Giục Tượng; đường tránh thị trấn Kiên Lương (Điểm đầu ĐT.971 đến trạm điện Kiên Bình Quốc lộ80);...

Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng, nguyên nhiên liệu thời gian gần đây có xu hướng tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Giá nhiên liệu tăng so với thời điểm ban hành đơn giá khoảng từ 22% đến 29%. Giá cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay đã tăng so với thời điểm ban hành khoảng từ 24% đến 27%.

Được biết, trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ thấp hơn mức bình quân chung cả nước, vào ngày 31/5/2022, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã có Công văn số 4143/VP-KT gửi các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn yêu cầu các sở, ngành địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15/4/2022. Trong đó lưu ý phải thành lập ngay “Tổ kiểm tra, thúc đẩy giải ngân đầu tư công” và tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện các tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các sở, ngành, địa phương có vốn lớn khẩn trương áp dụng các biện pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn kế hoạch năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, kịp thời rà soát, tham mưu điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn và chủ trì thành lập các Đoàn/Tổ công tác kiểm tra các đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tại kỳ họp thường kỳ tháng 6/2022.

Đồng thời giao Sở tài chính tiếp tục kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác quyết toán dự án; kịp thời công bố công khai những đơn vị vi phạm chế độ, quy định về quyết toán.

Đề xuất xã hội hóa đầu tư Dự án nhà ga hành khách T2, sân bay Đồng Hới

UBND tỉnh Quảng Bình buộc phải tính đến phương án xã hội hóa đầu tư nhà ga hành khách T2, sân bay Đồng Hới sau khi ACV không thể đầu tư trong giai đoạn trước 2025.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Dự án nhà ga hành khách T2, cảng hàng không Đồng Hới.

Tại công văn này, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, cảng hàng không Đồng Hới có công suất thiết kế 500.000 hành khách/năm. Đây là một trong những Cảng hàng không quan trọng tại khu vực Bắc Trung Bộ, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không đến với tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận.

Năm 2018, cảng hàng không Đồng Hới đã được Bộ GTVT đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách đạt công suất 3 triệu hành khách/năm và các hạng mục kết cấu hạ tầng đồng bộ; mở rộng sân đỗ tàu bay đồng bộ với nhà ga, dự kiến thực hiện năm 2019 - 2021.

Trên cơ sở đó, năm 2021, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Nhà ga hành khách T2, cảng hàng không Đồng Hới. Chủ trương đầu tư Dự án đã được các bộ, ngành, cơ quan liên quan tham gia ý kiến thẩm định và thống nhất chủ trương xây dựng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình ngày 22/12/2021, trong đó giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có văn bản cam kết tiến độ, lộ trình cụ thể, vốn đầu tư thực hiện Dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trường hợp ACV không có khả năng thực hiện khởi công dự án trong năm 2022, giao Bộ GTVTchủ trì, phối hợp với tỉnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới theo quy định.

 Ngày 25/4/2022, ACV đã có văn bản số 127/HĐQT gửi UBND tỉnh Quảng Bình, về Dự án Nhà ga T2, cảng hàng không Đồng Hới. ACV cho biết là do không bố trí được nguồn vốn, Dự án nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được thực hiện giai đoạn sau năm 2025 và kiến nghị Bộ GTVT xem xét đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định pháp luật.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, việc sớm khởi công xây dựng nâng công suất phục vụ của cảng hàng không Đồng Hới là hết sức cấp thiết.

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Thủ tướng cho phép nghiên cứu đầu tư, khai thác cảng hàng không Đồng Hới theo hình thức xã hội hóa. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu, sớm đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước đó, vào tháng 2/2022, Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu ACV bố trí vốn để khởi công nhà ga T2, cảng hàng không Đồng Hới trong năm 2022. ACV phải xây dựng tiến độ và cam kết bố trí vốn để bảo đảm khởi công dự án. Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng khởi công cần sớm báo cáo cơ quan quản lý, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình nghiên cứu phương án huy động nguồn lực đầu tư theo quy định.

Nhà ga hành khách T1, cảng hàng không Đồng Hới có công suất 500.000 khách mỗi năm, hiện đã khai thác vượt thiết kế. Năm 2019 là hơn 539.000 khách, năm 2020, dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sản lượng hành khách vẫn đạt trên 487.000. Việc khai thác vượt công suất thiết kế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, điều kiện an ninh an toàn tại cảng.

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, việc đầu tư xây dựng nhà ga mới tại cảng hàng không Đồng Hới là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khai thác tại sân bay Đồng Hới hiện tại và trong các giai đoạn tiếp theo.

Quảng Ngãi: Sau 5 năm, Cụm công nghiệp Tịnh Bắc xây dựng được… 1 tuyến đường nội bộ

Sau 5 năm kể từ lúc thành lập, đến nay, Cụm công nghiệp Tịnh Bắc, tỉnh Quảng Ngãi chỉ mới đầu tư xây dựng được... 1 tuyến đường nội bộ dài 650m.

Cụm công nghiệp Tịnh Bắc (tỉnh Quảng Ngãi) được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, diện tích khoảng 25 - 30ha, do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2016 - 2022, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp này đã thực hiện là hơn 8,8 tỷ đồng. Nhưng tại đây chỉ mới đầu tư xây dựng được 1 tuyến đường nội bộ 650m.

Năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 1 dự án thứ cấp trong Cụm công nghiệp Tịnh Bắc. Hiện nay, nhà đầu tư đang triển khai thực hiện xúc tiến triển khai thực hiện dự án.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, do khó khăn về nguồn kinh phí nên việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tịnh Bắc còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp mong muốn đầu tư. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện bố trí phân tán, gần các khu dân cư, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và không có quỹ đất công nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

“Trước nhu cầu bức thiết để đáp ứng mặt bằng thu hút đầu tư, đầu tư phát triển sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Cụm công nghiệp Tịnh Bắc từ nguồn vốn ngoài ngân sách, thì việc điều chỉnh tăng diện tích Cụm công nghiệp này từ 30 - 40 ha lên 70ha là cần thiết, đảm bảo tính hiệu quả trong việc đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp, phù hợp với quy định hiện hành và được sự đồng thuận, thống nhất của địa phương và các sở, ngành của tỉnh”, UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo với Bộ Công thương. 

Lấy ý kiến xây tuyến cáp ngầm cấp điện cho Côn Đảo

Các bộ, ngành, địa phương liên quan đã được hỏi ý kiến về đầu tư dự án cấp điện cho Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) bằng cáp ngầm từ lưới điện quốc gia.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có tờ trình nêu về tình trạng nguồn cung cấp điện tại Côn Đảo rất hạn chế, chỉ đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt, một phần điện cho nhu cầu dịch vụ, du lịch. Điện dùng cho sản xuất công nghiệp gần như không đáp ứng được, khiến cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trên đảo gặp hạn chế.

Trong khi đó, dự báo nhu cầu phụ tải cho huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2035 cho thấy: giai đoạn năm 2025 là khoảng 28,7 MW, giai đoạn 2030 là khoảng 87,6 MW và giai đoạn 2035 là 94 MW.

EVN cho rằng, với nhu cầu phụ tải dự báo trên, việc đầu tư đường dây cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo là rất cần thiết, để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, lâu dài cho nhu cầu phụ tải phát triển, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, lực lượng bộ đội và cảnh sát biển trên đảo, phát triển tiềm năng du lịch và các ngành nghề sửa chữa tàu thuyền, cư ngụ, hậu cần nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Việc kéo điện tới Côn Đảo cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp - nông lâm nghiệp - dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia.

Để cấp điện ra Côn Đảo, EVN cho hay nguồn điện cấp dự kiến lấy từ Nhà máy điện diesel An Hội và Nhà máy điện diesel An Hội (mở rộng) với 9 tổ máy, có tổng công suất lắp đặt là 11.820 kW; công suất khả dụng khoảng 9.600 kW.

EVN dự kiến sẽ xây dựng một số phương án với tuyến cáp ngầm biển đi từ Sóc Trăng đến Côn Đảo trên cơ sở sẽ xây dựng mới (dự kiến) đường dây 110 kV, 1 mạch, chiều dài khoảng 102,5 km, cũng như xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới đất 110 kV với chiều dài 6,1km.

Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư cho Dự án này là 4.950,1 tỉ đồng. Mức giá mua điện được tính toán theo giá bán buôn trung bình giữa EVN và Tổng công ty Điện lực miền Nam là 1.593,2 đồng/kWh.

Do cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia, giá bán điện sẽ thống nhất với hệ thống điện toàn quốc, nên giá bán được tính toán theo giá bình quân gia quyền cho các loại phụ tải, với mức 2.429,6 đồng/kWh.

EVN tính toán, dự án khả thi về mặt kinh tế, tài chính khi tăng cường và cung cấp nguồn điện ổn định từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, nâng cao cung cấp điện sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất, kích thích đầu tư hạ tầng, du lịch, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tạo nền tảng để Côn Đảo trở thành "khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao".

Với tổng mức đầu tư cho dự án này là 4.950,1 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn hỗ trợ cho ngân sách trung ương là 2.526,2 tỷ đồng, còn lại số vốn là 2.424 tỷ đồng, EVN cho biết đã thực hiện cân đối, bố trí đủ vốn cho dự án, nằm trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Quảng Trị gỡ rối giúp dự án ngàn tỷ Khu bến cảng Mỹ Thủy

Trong các Dự án đăng ký đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, có không ít dự án ngàn tỷ bị lỡ hẹn tiến độ. Trong đó, Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy do Công ty cổ phần Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư, tổng vốn trên 14.000 tỷ đồng, bị chậm tiến độ nhiều năm. Tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần “nhắc nhở” chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ theo cam kết.

Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo UBND tỉnh, MTIP cho biết, đã tái cấu trúc toàn diện cơ cấu cổ đông, cơ cấu HĐQT, Ban Điều hành và các phòng, ban chuyên môn để tăng năng lực vốn triển khai Dự án. Sau khi nắm 51% cổ phần trong MTIP, Công ty cổ phần SAM Holdings đã gấp rút dùng nguồn vốn tài trợ cho MTIP chi trả các chi phí nhằm duy trì hoạt động liên tục và đánh giá lại các đơn vị tư vấn có năng lực để thực hiện Dự án.

Nhà đầu tư bày tỏ mong muốn lãnh đạo UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ nhà đầu tư xin ý kiến của các bộ, ngành trung ương thống nhất về vùng đất, vùng nước thuộc Dự án; thẩm định lần 2 hồ sơ thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến cảng, đê chắn sóng, vũng quay tàu, kè bảo vệ bờ thuộc Dự án…

Ngoài dự án trên, một số dự án ngàn tỷ khác như Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics, Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị, Khu bến cảng CFG Nam Cửa Việt… sau khi được tỉnh Quảng Trị phê duyệt kế hoạch triển khai từ 2018-2020, chỉ khởi công rồi… để đó.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, tỉnh đã có kế hoạch “gỡ vướng” tiến độ cho các dự án động lực. “Dù bất cứ lý do gì, Quảng Trị cũng không để các dự án ngàn tỷ mãi ‘chây ỳ’ và gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào địa phương”, ông Hưng nói.

Với Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết, bố trí nguồn lực, con người để đảm bảo Dự án được thực hiện thông suốt, hiệu quả. Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án.

“Đây là dự án động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, vì vậy yêu cầu mỗi ngành, địa phương, cá nhân tham gia Dự án nhận thức rõ quan điểm là mọi việc cần được thực hiện theo khung kế hoạch chương trình đã được hoạch định và phải đảm bảo quy định pháp lý, làm đúng và làm nhanh”, ông Võ Văn Hưng chỉ đạo.

Dự án Trung tâm Dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam cũng vừa được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị tìm hướng “gỡ rối”. Dự án được UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 13/5/2020, do Công ty cổ phần ICD Đông Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng khi đi vào hoạt động, sẽ hỗ trợ Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và thu hút các dự án khác đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị…

Theo Công ty cổ phần ICD Đông Nam, chủ đầu tư đang gặp khó với các thủ tục liên quan đến hồ sơ, như phương án khai thác tận dụng gỗ rừng trồng trên khu vực dự án; hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án… chưa nhận được phản hồi từ địa phương dù đã gửi hồ sơ từ tháng 9/2021.

Chủ trì các cuộc làm việc liên quan đến Dự án, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, phía nhà đầu tư đề xuất được phân chia dự án thành các dự án thành phần để thực hiện. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương đã “bác” đề xuất này. “Đề nghị chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan nghiên cứu phương án chỉnh sửa hồ sơ phù hợp với thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án”, ông Hà Sỹ Đồng nêu rõ.

Một dự án nghỉ dưỡng khác là Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải cũng được tỉnh Quảng Trị “gỡ vướng”. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 10/2020 với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, do Công ty TNHH T&T Land Gio Hải thực hiện. Dự án đã hoàn thành hạ tầng và tiến hành xây thô, đổ móng các căn biệt thự, dự kiến đến quý II/2023 sẽ đưa vào hoạt động.

Tuy nhiên, Dự án đang gặp các vướng mắc liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và thủ tục thuê môi trường rừng. Nguyên nhân là thôn 6, xã Gio Hải chưa đồng ý bàn giao diện tích một số khu vực công cộng; chưa xác định được chủ rừng để hoàn thiện thủ tục thuê môi trường rừng cộng đồng… Những lý do này đã được UBND tỉnh Quảng Trị “hợp sức” gỡ rối cho nhà đầu tư để hoàn thiện, có mặt bằng thực hiện Dự án.

Vĩnh Long: Gần 800 tỷ đồng xây dựng công trình Kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải

Ngày 1/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung đã ký Quyết định số 1078/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải, khu vực phường Cái Vồn và phường Thành Phước, thị xã Bình Minh.

Dự án được thực hiện tại phường Cái Vồn, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh. Ảnh: Internet
Dự án được thực hiện tại phường Cái Vồn, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh. Ảnh: Internet

Đây là dự án nhóm B, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 155.785 m2.

Mục tiêu đầu tư nhằm chống sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân, ổn định dân cư, công trình công cộng thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp chống ngập, cải thiện môi trường và chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về quy mô, dự án đầu tư xây dựng mới tuyến kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải có chiều dài tuyến kè khoảng 3.415 m (bắt đầu từ đầu sông Tắc Từ Tải (giáp với kè bảo vệ bờ sông Hậu), kết thúc tại sông Rạch Vồn Nhỏ (giáp với kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vồn), cao trình đỉnh kè +2,70 m, đường giao thông sau kè rộng 7,0 m với chiều dài khoảng 3.521 m, hành lang kè kết hợp vỉa hè phía kè rộng 6,0m và vỉa hè phía nhà dân rộng 3,0m. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng mới cống hở Rạch Dầu với khẩu độ cửa cống là 5,0m.

Dự án có tổng mức đầu tư 799.893.941.286 đồng. Trong đó, chi phí xây dựng gần 518 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 163 tỷ đồng; chi phí dự phòng trên 72 tỷ đồng; còn lại là các chi phí khác.

Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2025.

Vĩnh Long: Gần 310 tỷ đồng xây dựng Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ giai đoạn 2
Dự án được thực hiện tại xã Phú Thành và xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, với diện tích sử dụng đất 313.279 m2, vốn đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư