-
Sự “cầu toàn” chính sách
-
Gấp rút ban hành chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan
-
Hà Nội đưa Luật Địa chất và khoáng sản vào đời sống thực tiễn
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68 -
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
![]() |
. |
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, kể từ đầu năm tới thời điểm 20/7/2019, đã có 2.064 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 8,272 tỷ USD. Do thiếu vắng dự án tỷ USD, nên dù số dự án tăng 24,6% nhưng vốn đăng ký lại giảm 37,4% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, cũng kể từ đầu năm tới nay, có 791 lượt dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 3,425 tỷ USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính chung, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt gần 11,7 tỷ USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng qua còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số này, có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỷ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỷ USD.
Số liệu thống kê cho thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt trên 6 tỷ USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đó là bất động sản, với 842,7 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đăng ký.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng đạt trên 9,079 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đăng ký. Còn bất động sản đạt 716,1 triệu USD, chiếm 6,1%.
Trong khi đó, đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,384 tỷ USD, chiếm 63,2% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 754,8 triệu USD, chiếm 8,9%.
Nếu tính theo đối tác, thì trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,785 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Hàn Quốc, với 1,473 tỷ USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1,123 tỷ USD, chiếm 13,6%; Hồng Kông 991,6 triệu USD, chiếm 12%...
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68 -
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam -
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2 -
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn" -
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ