
-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế
-
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
-
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai
-
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.
![]() |
Xung Khiêm Tạ, thuộc di tích Lăng vua Tự Đức. |
Tổng mức đầu tư các dự án hơn 461 tỷ đồng. Trong đó, dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư là 60,582 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích Lăng vua Thiệu Trị có tổng mức đầu tư 60,584 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích Lăng vua Tự Đức có tổng mức đầu tư là 99,823 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao có tổng mức đầu tư là 40,382 tỷ đồng; Dự án Bảo tồn, tu bổ Điện Cần Chánh có tổng mức đầu tư là 199,943 tỷ đồng.
Theo Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, các di tích nói trên là những di tích tiêu biểu nằm trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong đó, Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế; Lăng vua Tự Đức, vua Thiệu Trị đều là những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế; Đàn Nam Giao là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hàng năm; Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành, nơi hoàng đế thiết triều, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn
Cũng theo Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, hiện các di tích nói trên đều đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; hoặc đang được tu bổ bảo tồn nhưng chưa hoàn thiện tổng thể do thiếu kinh phí, vì vậy việc thực hiện bảo tồn, tu bổ trong thời điểm này là rất cần thiết.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là những dự án có tính chất đặc biệt, do vậy, quy trình lập các thủ tục đầu tư dự án sẽ thực hiện nhiều bước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Di sản văn hóa.
“UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan, tập trung nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt kiến trúc, mỹ thuật, khảo cổ... trong quá trình lập dự án trước khi triển khai thực hiện”, ông Phương thông tin.

-
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai -
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn" -
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ -
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4% -
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower