Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hơn 900.000 thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Phạm Mai - 02/06/2014 07:05
 
Sáng nay, ngày 2/6, học sinh khối 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn.   
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
PGS toán học Văn Như Cương thử ra đề tốt nghiệp môn Văn
Công bố lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2014
Săn học bổng du học Mỹ tại English Champion 2014
Công bố 4 môn thi tốt nghiệp, Ngoại ngữ tự chọn

 


Thí sinh trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú nghe phổ biến quy chế thi. (Ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+)



Đổi mới có lợi cho thí sinh

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay toàn quốc có tổng số học sinh đăng ký dự thi là 910.831 thí sinh, trong đó hệ trung học phổ thông có 823.796 thí sinh, hệ giáo dục thường xuyên có 87.035 thí sinh. 

So với mọi năm, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay có rất nhiều đổi mới quan trọng và có lợi cho thí sinh.

Thứ nhất là việc chỉ thi 4 môn thay vì 6 môn như mọi năm, trong đó chỉ có hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Hai môn còn lại, thí sinh được quyền tự chọn trong số các môn Sinh học, Ngoại ngữ, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý. Hầu hết các thí sinh đều chọn môn thi tốt nghiệp trùng với môn sẽ dự thi đại học. 

Cụ thể, môn Hóa học có số lượng học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp nhiều nhất, với hơn 524.780 thí sinh, chiếm 57,62% tổng số học sinh dự thi. 

Tiếp đến là môn Vật lý chiếm trên 48% tổng số học sinh dự thi; môn Sinh học chiếm gần 31%; môn Ngoại ngữ chiếm gần 16% tổng số học sinh dự thi. 

Đặc biệt, hai môn thuộc ngành xã hội là Lịch sử và Địa lý cũng có tỷ lệ thí sinh đăng ký khá lớn; trong đó, môn Địa lý có gần 329.880 thí sinh đăng ký, chiếm trên 36%; môn Lịch sử có gần 105.000 thí sinh đăng ký, chiếm trên 11% tổng số học sinh dự thi.

Việc thí sinh chọn môn thi khác nhau đã dẫn tới tổng số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ là 8 môn. Do xếp phòng thi theo môn, mỗi môn thi một ca khác nhau nên ở những môn ít thí sinh dự thi, sẽ có rất nhiều phòng thi chỉ dưới 10 thí sinh, thậm chí chỉ có một, hai thí sinh dự thi, nhất là ở môn lịch sử.

Thứ hai là việc điều chỉnh thời gian thi. Năm nay có 8 môn thi, được bố trí trong 2,5 ngày thay vì 3 ngày như mọi năm.

Cụ thể, mỗi ngày sẽ có 3 ca thi. Trừ hai buổi thi riêng cho hai môn toán và văn, các buổi thi còn lại đều có hai ca cho hai môn. Giữa hai ca có 70 phút cho thí sinh nghỉ ngơi (nếu đăng ký thi hai môn cùng buổi) và giám thị hoàn tất công việc ca trước, chuẩn bị cho ca sau.
 

Thi sinh xem số báo danh trước kỳ thi. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)


Nâng điểm liệt

Việc có khoảng cách giữa hai ca thi sẽ dẫn đến tình trạng các thí sinh thi ca thứ nhất xong phải chờ đợi đến ca thi thứ 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường chủ động, linh hoạt bố trí nơi để thí sinh có thể tạm nghỉ trong thời gian chờ.

Để giảm áp lực vì số môn thi trong ngày nhiều, thời gian thi hai môn Văn và Toán đã được rút từ 180 phút như mọi năm xuống 120 phút.

Thứ ba là điều chỉnh hình thức thi ở hai môn Văn và Ngoại ngữ. Với môn Văn, bên cạnh phần làm văn như trước sẽ có thêm phần đọc hiểu. Ở phần này, đề thi sẽ cho một đoạn văn và yêu cầu các thí sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó. Đoạn văn có thể ở ngoài sách giáo khoa.

Với môn Ngoại ngữ, sẽ không thi trắc nghiệm 100% như những năm trước mà có thêm phần viết luận.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự điều chỉnh này giúp đánh giá thực chất hơn năng lực của học sinh.

Thứ tư là điều chỉnh cách đánh số báo danh. Trong hội đồng, việc lập danh sách thí sinh liên tục theo trường (trước đây là trộn thí sinh các trường trong hội đồng). Không xếp thí sinh các trường khác nhau trong môt phòng thi, trừ phòng thi cuối cùng.

Điểm đổi mới thứ năm là thay đổi xét công nhận tốt nghiệp và điểm liệt. Điểm liệt trước đây được quy định là 0 điểm, từ năm nay là 1 điểm. 

Cách xét công nhận tốt nghiệp có thay đổi lớn. Điểm thi tốt nghiệp thay vì quyết định 100% sự đỗ-trượt của học sinh như mọi năm, năm nay sẽ chỉ chiếm 50% trọng số, 50% còn lại là điểm học tập. Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp = [ (tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp + tổng điểm khuyến khích) : 4 + điểm trung bình học lực lớp 12] : 2.

Ngoài ra còn một số điều chỉnh khác như mở rộng đối tượng miễn thi là học sinh khuyết tật, học sinh đoạt giải kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật... Mở rộng đối tượng ưu tiên là học sinh khu vực huyện nghèo, xã 135, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn...

Có thể thấy, với những đổi mới trên, kỳ thi năm nay sẽ nhẹ nhàng hơn các năm trước do được giảm hai môn thi, thí sinh lại được chủ động chọn môn nào mình có thế mạnh nhất để thi. Điểm thi tốt nghiệp chỉ chiếm 50% trọng số cũng giúp cho áp lực thi cử được giảm bớt.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi năm nay sẽ vất vả hơn cho các hội đồng thi, các giáo viên do số môn thi nhiều hơn, số ca thi dồn dập hơn, nhưng quyền lợi của thí sinh lại được đảm bảo hơn./.

 

Không phải mọi cái miễn phí đều dở Không phải mọi cái miễn phí đều dở

() Khoảng 10.000 người đã tham gia các khóa học của GiapSchool gọi đây là "ngôi trường lạ". Ngay cả tên tuổi người sáng lập, TS. Giáp Văn Dương, cũng chưa quen thuộc kể cả với người trong ngành giáo dục.

Bộ trưởng Luận xin rút thảo luận Đề án chương trình, sách giáo khoa Bộ trưởng Luận xin rút thảo luận Đề án chương trình, sách giáo khoa

() Sáng nay 25/4, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã xin rút nội dung thảo luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc.

Hơn 34.000 tỷ đổi mới sách giáo khoa, hiệu quả thế nào? Hơn 34.000 tỷ đổi mới sách giáo khoa, hiệu quả thế nào?

() Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Vinh Hiển ước tính, thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông từ năm 2016 đến 2023, ngân sách phải chi ra 34.275 tỷ đồng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư