-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Phiên chiều rực lửa
Đi ngang trong hầu hết phiên sáng, VN-Index bất ngờ đổ đèo rơi sâu từ nửa cuối phiên chiều. Chỉ số sàn HoSE đóng cửa giảm 40,46 điểm xuống còn 1.228 điểm. Nỗ lực trong tháng này đã bị san bằng gần hết, khi VN-Index chỉ còn tăng 11 điểm so với phiên giao dịch ngày 01/04. Với mức giảm 3,19%, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 8/2.
Đà lao dốc của HNX-Index thậm chí kéo dài từ sáng, kết phiên cũng giảm 3,18% xuống hơn 287 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng bốc hơi tới 2,42% về còn 79,75 điểm.
Chứng khoán Việt Nam cũng là thị trường giảm sâu nhất trong các sàn chứng khoán châu Á hôm nay, trái ngược hẳn với sắc xanh chủ đạo trên sàn chứng khoán Nhật Bản, Hồng Kông hay Hàn Quốc.
Tại sàn HoSE, cổ phiếu kéo thị trường giảm nhiều nhất là VIC và VHM với mức giảm cuối phiên lần lượt là 3% và 5,06%. Hai cổ phiếu nhà Vingroup điều chỉnh mạnh dù các thông tin tốt liên quan đến kế hoạch phân phối lợi nhuận được công bố. Vingroup dự kiến trả cổ tức 12,5% bằng cổ phiếu, trong khi năm trước không chia cổ tức. Cổ tức của Vinhomes cũng ở mức cao nhất trong lịch sử hoạt động (45% gồm 15% tiền mặt và 25% cổ phiếu). MSN, GVR và CTG đều giảm gần 7% và nằm trong top 5 cổ phiếu “dìm” thị trường.
Số lượng cổ phiếu tăng giá trong hôm nay chỉ vỏn vẹn 111 cổ phiếu. Một vài sắc xanh le lói không giúp ích đáng kể cho VN-Index. Cổ phiếu dược như DHG, TRA, PME.. hay cổ phiếu được khối ngoại ưa thích như MWG nằm trong nhóm hiếm hoi tăng điểm hôm nay.
Không một cổ phiếu nào trong VN-30 tăng giá. Chỉ số VN30 Index thậm chí còn giảm mạnh hơn (-41,15 điểm).
Chứng khoán Việt Nam đổ đèo, giảm mạnh nhất châu Á |
Còn trên sàn HNX, cổ phiếu THD dù đóng cửa chỉ giảm hơn 3,5% nhưng vẫn là nguyên nhân chính kéo HNX-Index rơi sâu. PVS (- 9,9%) và BAB (-3,58%) là các cổ phiếu nằm trong top 3 dìm thị trường.
Cổ phiếu ngành chứng khoán rơi sâu khi có tới 7 cổ phiếu giảm kịch biên độ, VIX là cổ phiếu duy nhất đóng cửa tăng giá, thậm chí tăng kịch biên độ. SSI cũng đo sàn. Cổ phiếu HCM cũng giảm 6,25% dù Chứng khoán HSC vừa họp đại hội cổ đông chiều nay chính thức trình cổ đông bản kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng.
Nhóm vật liệu xây dựng sau nhiều ngày hưởng lợi nhờ xu hướng tăng của giá hàng hóa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đợt rơi sâu. HSG giảm giá trong phần lớn phiên giao dịch và đóng cửa phiên ATC ở mức giá sàn. Cổ phiếu HPG giảm 3,85% xuống 55.000 đồng/cổ phiếu, đồng thời tiếp tục giữ vị trí thanh khoản số 1 thị trường với hơn 33 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị hơn 1.870 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại sôi động: Vẫn bán ròng 143 tỷ đồng, điểm sáng MWG
Trong phiên giảm sâu hôm nay, giá trị giao dịch trên ba sàn đạt hơn 25.400 tỷ đồng, So với phiên 20/4, thanh khoản trên sàn HNX và UPCoM đều tăng. Riêng giá trị giao dịch sàn HoSE giảm 2.500 tỷ đồng về còn 20.663 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt gần 18.600 tỷ đồng (-12%). Hoạt động của HoSE diễn ra thông suốt nhờ ngưỡng năng lực xử lý của sàn này đã được nới lên đáng kể gần đây.
Các cổ đông ngoại thực hiện các giao dịch chuyển nhượng khá sôi động với 2.243 tỷ đồng được chi ra để mua cổ phiếu và giá trị bán ra hơn 2.300 tỷ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 143 tỷ đồng trong hôm nay.
MWG trở thành điểm sáng khi được khối ngoại mua ròng chi ra tới 661 tỷ đồng để mua 4,5 triệu cổ phiếu. Đây đều là các giao dịch được thực hiện thỏa thuận với giá 152.400 đồng/cổ phiếu, cũng là mức kịch trần của phiên hôm nay. Các giao dịch khớp lệnh cũng giữ cổ phiếu MWG xanh trong phần lớn phiên giao dịch.
Ngoài MWG, khối ngoại cũng tăng gom VIC (133 tỷ đồng), GMD (28 tỷ đồng), PNJ (27,4 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là HPG (-236 tỷ đồng), VPB (-149 tỷ đồng), VSC (-118 tỷ đồng) hay VRE (-83 tỷ đồng). Cổ phiếu VNM bị bán ròng thời gian dài vừa qua nhưng lại được khối ngoại mua ròng 23 tỷ đồng hôm nay.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử