
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
![]() |
Hộp nhựa Polypropylene xuất khẩu bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ. |
Theo tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), cách đây ít ngày, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với hộp nhựa Polypropylene (mã HS 3923.10.9000) nhập khẩu Việt Nam và điều tra CBPG, chống trợ cấp với cùng sản phẩm từ Trung Quốc.
Việt Nam chỉ bị đề nghị điều tra chống bán phá giá, không bị đề nghị điều tra chống trợ cấp.
Nguyên đơn là Công ty CoolSeal USA, Công ty Inteplast Group và Công ty SeaCa Plastic Packaging & Technology Container.
Căn cứ số liệu của Hải quan Mỹ, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 6 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 19,4% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ.

Cụ thể, DOC nhận đơn từ Liên minh các nhà sản xuất sơ mi rơ moóc của Mỹ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sơ mi rơ moóc và các cụm lắp ráp nhập khẩu từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này năm 2024 là 19 triệu USD.
Trong vụ việc mới nhất, Công ty CoolSeal USA, Công ty Inteplast Group và Công ty SeaCa Plastic Packaging & Technology Container đề nghị DOC điều tra CBPG hộp nhựa Polypropylene của Việt Nam, sản phẩm này có kim ngạch xuất khẩu chỉ 6 triệu USD trong năm ngoái.

Trong khi đó, Trung Quốc xuất khẩu gần 13,4 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 43,3% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ.
Tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc chiếm 62,7% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra.
7 doanh nghệp xuất khẩu của Việt Nam bị nguyên đơn cáo buộc bán phá giá. Trong trường hợp khởi xướng điều tra, nhiều khả năng DOC sẽ ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (thời hạn trả lời là 14 ngày) gửi các doanh nghiệp liên quan để thu thập thông tin, nhằm lựa chọn bị đơn bắt buộc.
Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) để cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới DOC, cũng như phải trả lời Bản câu hỏi Lượng và Giá trị và nộp Đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (trong đó chứng minh doanh nghiệp hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Chính phủ cả về pháp lý và thực tiễn) để được hưởng thuế suất riêng.
Thời hạn để nộp Đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ là 21 ngày kể từ ngày đăng công báo khởi xướng. Doanh nghiệp có thể xin gia hạn bằng văn bản nhưng cần được DOC đồng ý.
Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 40,85% (thấp hơn nhiều so với mức cáo buộc đối với Trung Quốc, trong khoảng từ 74,63% đến 83,49%).
Do Mỹ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất hộp nhựa Polypropylene.
Thời kỳ điều tra CBPG đề xuất từ ngày 1/7 - 31/12/2024. Thời kỳ điều tra thiệt hại đề xuất, từ 1/1/2022 đến ngày 31/12/2024.
Theo quy định điều tra của Mỹ, có 2 cơ quan tham gia trong một vụ việc điều tra CBPG, trong đó: DOC điều tra về hành vi bán phá giá và chịu trách nhiệm chung về kết quả điều tra trong khi Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) chịu trách nhiệm đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Sản phẩm chỉ bị áp thuế chống bán phá giá nếu cả 2 cơ quan đều ban hành kết luận khẳng định.
Nêu khuyến nghị ứng phó trong vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, Hiệp hội ngành hàng cần hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để chuẩn bị kế hoạch ứng phó, xử lý vụ việc trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra của Mỹ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025