
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Theo số liệu báo cáo của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, hưởng ứng Chương trình “Máy tính cho em” đã có 58/63 Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố triển khai chương trình.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận ủng hộ. |
Tính đến 18h ngày 14/10/2021, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã huy động được hơn 100 tỷ đồng tiền mặt, hơn 100 nghìn máy tính bảng, máy tính, thiết bị thông minh và thiết bị học tập trực tuyến từ các nguồn vận động, tài trợ của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành giáo dục, các trường đại học, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo ủng hộ.
Phát biểu tại Lễ tiếp nhận tài trợ Chương trình máy tính cho em, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh nhấn mạnh về ý nghĩa chương trình.
Cùng với đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ để điều tiết các nguồn máy tính vận động được, chuyển máy tính đến tận tay các em học sinh.
Theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các máy tính và các thiết bị cần phân loại. Những thiết bị nào đảm bảo theo chuẩn mà Bộ Thông tin Truyền thông quy định thì chuyển trực tiếp tới đối tượng con hộ nghèo, con hộ cận nghèo và con của gia đình có bố hoặc mẹ bị mất do Covid-19.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến tại 36 tỉnh, thành phố đang phải dạy học trực tuyến do dịch bệnh Covid-19 là gần 1 triệu 300.000 em. Con số này trong cả nước là khoảng gần 2 triệu 300 nghìn học sinh.
Trước đó, tại sự kiện phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kỳ vọng sức lan tỏa từ Chương trình sẽ giúp đỡ được nhiều học sinh khó khăn và cũng là đòn bẩy để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục của nước ta.
Để không lãng phí nguồn lực đóng góp của cộng đồng tư lệnh ngành Giáo dục cam kết sẽ tiến hành nhiều giải pháp, yêu cầu các nhà trường điều chỉnh về phương pháp dạy và học, nội dung dạy và học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; phù hợp với việc vừa triển khai dạy học trực tiếp, vừa triển khai dạy học trực tuyến cũng như dạy học trên truyền hình.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học này ngành Giáo dục và Đào tạo cũng chú ý các biện pháp để hướng dẫn và hỗ trợ an toàn về sức khỏe cho học sinh học trực tuyến; hỗ trợ các biện pháp tâm lý để làm giảm thiểu các khó khăn của cha mẹ học sinh và học sinh trong quá trình học trực tuyến.
Đồng thời, phối hợp cùng với Bộ Y tế để triển khai sớm nhất việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh; triển khai mở cửa trường học một cách an toàn và sớm nhất.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower