![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/quynhnga/2025/02/11/quang-ninh-kich-ban-cho-tang-truong-kinh-te-nam-2025-dat-141739280425.jpeg)
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%
-
Hải Phòng thống nhất thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
Khánh Hòa đề xuất một số cơ chế đặc thù, ưu đãi cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
-
Chính phủ yêu cầu từ 1/3/2025, các bộ ngành hoạt động theo tổ chức bộ máy mới
-
Việt Nam trong vòng xoáy “thương chiến 2.0”: Bất định từ rủi ro đã biết trước -
Cần không gian đủ rộng giúp địa phương thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Huân chương Lao động hạng Nhất và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho nhân dân và cán bộ huyện Cẩm Giàng.
![]() |
Lễ đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt_ công nhận huyện Cẩm Giàng đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhấn mạnh Hải Dương - xứ Đông xưa là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, là quê hương của biết bao anh hùng hào kiệt, danh nhân lỗi lạc. Hải Dương tự hào khi có 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có 2 di tích nổi tiếng của quê hương Cẩm Giàng là Văn miếu Mao Điền và cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia. Bên cạnh đó, Cẩm Giàng cũng đã tích cực xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu tiến bộ, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Cẩm Giàng đã có 17/17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đã thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Văn miếu Mao Điền đã có lịch sử gần 600 năm và được biết đến là văn miếu lớn thứ 2 của cả nước (chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội). Văn miếu Mao Điền, hiện được xác định là biểu tượng, nơi tôn vinh truyền thống văn hiến và trọng đạo học của xứ Đông cùng cả nước. Vì vậy nơi đây có thờ Khổng Tử và các vị đại Khoa như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Hữu và Nguyễn Thị Duệ. Hơn nữa Văn miếu Mao Điền khác nơi khác là: vừa là nơi thờ phụng, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi thời phong kiến. Nay được tỉnh Hải Dương xây dựng thành khu văn hóa tâm linh, khuyến học-khuyến tài, với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về sự học.
Về cụm di tích đền Xưa, đền Bia và chùa Giám, cả 3 đều thờ Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh- Vị Thánh thuốc Nam, người đặt nền móng đầu tiên cho nền y học cổ truyền Việt Nam. Đây cũng đều là các trung tâm nghiên cứu thực hành chữa bệnh bằng thuốc nam hàng trăm năm qua. Cùng với đó, đền Xưa hiện còn giữ được kiến trúc thế kỷ XVII- XVIII và bảo lưu nhiều cổ vật có giá trị như Chuông đồng, 6 đạo sắc phong, sập đá, chân tảng thời Hậu Lê... Đền Bia được xây dựng thời Hậu Lê thế kỷ XVII, hiện còn lưu giữ được bia đá khắc lời di nguyện của Tuệ Tĩnh, tượng Tuệ Tĩnh đồng dát vàng, bệ đá hoa sen... Chùa Giám cũng ẩn chứa nhiều di sản văn hóa đặc biệt như hệ thống tượng pháp, chuông đồng, bia đá có niên đại rất sớm. Đặc biệt Bảo vật Quốc gia là Tòa cửu phẩm Liên hoa còn nguyên bản...
Ghi nhận những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cẩm Giàng đạt được, ông Hiển đề nghị Cẩm Giàng tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy toàn diện các giá trị của các di tích. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới; nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân.
Thay mặt nân dân, cán bộ của địa phương, ôngTrần Văn Hảo, Bí thư huyện ủy Cẩm Giàng đã bày tỏ quyết tâm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của những di tích quốc gia đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Huyện sẽ phát huy và phát triển những thành quả đã đạt được từ việc về đích nông thôn mới. Tiếp tục đưa diện mạo nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện hơn nữa.
Với sự kiện này, đến nay, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, đã có 77,5% số xã và 3 đơn vị cấp huyện (Cẩm Giàng, Kinh Môn và thị xã Chí Linh) về đích nông thôn mới. Hiện, Hải Dương đã có 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (huyện Kinh Môn), Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh) và mới nhất là Văn miếu Mao Điền, Cụm di tích Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia (huyện Cẩm Giàng).
-
Khánh Hòa đề xuất một số cơ chế đặc thù, ưu đãi cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
-
Chính phủ yêu cầu từ 1/3/2025, các bộ ngành hoạt động theo tổ chức bộ máy mới
-
Việt Nam trong vòng xoáy “thương chiến 2.0”: Bất định từ rủi ro đã biết trước
-
Cần không gian đủ rộng giúp địa phương thực hiện mục tiêu tăng trưởng
-
Xuất khẩu nông sản gặp khó đầu năm 2025 -
Năm 2025, cần tập trung vào chính sách tài khóa -
Các khu công nghiệp, khu kinh tế là động lực để Hải Phòng tăng trưởng mạnh mẽ -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2025 tăng 0,6% -
Ông Trương Cảnh Tuyên giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ -
Tăng trưởng 8% trở lên: Ủy ban Kinh tế lưu ý trần nợ công -
Thêm Dự án đường sắt lớn trình Quốc hội: Băn khoăn quy định miễn trừ trách nhiệm
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh