
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. (Ảnh: Getty Images/TTXVN) |
Ông Keisuke Sadamori, Giám đốc bộ phận thị trường năng lượng và an ninh nguồn cung của IEA, nhận xét: "Các nguyên tắc cơ bản của thị trường khí đốt đã được cải thiện trong năm 2024. Tuy nhiên, chúng ta hiện vẫn đang phải chứng kiến tình trạng thắt chặt nguồn cung đáng kể, do nhu cầu gia tăng trong khi tăng trưởng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm sút. Bất ổn địa chính trị cũng làm tăng thêm rủi ro cho thị trường khí đốt toàn cầu"
Ông Sadamori nói thêm trong khi hợp tác quốc tế về an ninh nguồn cung khí đốt đã được mở rộng và tăng cường kể từ khi sau cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, các nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm cần phải thúc đẩy các nỗ lực tập thể để củng cố cấu trúc nguồn cung khí đốt an toàn
Báo cáo của IEA dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu ước tăng 2,8% trong năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, IEA cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại ở mức dưới 2% trong năm 2025, với châu Á chiếm phần lớn mức tăng này.
Báo cáo của IEA cho hay sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Đông dự kiến sẽ tăng hơn 20 tỷ m3 trong giai đoạn 2023 - 2025, tương tương mức tăng 3,3%.
Theo IEA, Trung Đông đang ngày càng chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện. Khí đốt tự nhiên đang dần thay thế dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Trung Đông. Các chính sách phát triển và động lực thị trường đã và đang hỗ trợ xu thế này ở Trung Đông.
Báo cáo của IEA đánh giá: "Tại Trung Đông, vai trò của khí đốt tự nhiên trong lĩnh vực phát điện đã gia tăng đánh kể trong thập niên qua và việc chuyển đổi dầu mỏ sang khí đốt đã tiếp tục trong năm 2024, nhờ các động lực thúc đẩy từ Iran, Iraq, Kuwait và Saudi Arabia".
Trong một báo cáo công bố vào tháng 12/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tăng trưởng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu trong các năm 2024, 2025 và 2026 dự kiến sẽ trở lại mức trung bình trước đại dịch Covid-19, tức giai đoạn năm 2015 - 2019. Báo cáo của WB lưu ý rằng tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu chủ yếu nhận được động lực thúc đẩy từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Á - Âu. WB cũng cho rằng động lực của thị trường khí đốt trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng leo thang xung đột ở Trung Đông, những diễn biến địa chính trị rộng lớn hơn trên thế giới và sự cạnh tranh ngày càng tăng để giành các lô hàng LNG.

-
Tổng thống Trump: Mọi thứ sẽ ổn, Mỹ sẽ lớn mạnh và tốt đẹp hơn bao giờ hết -
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm -
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến -
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.