
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
TIN LIÊN QUAN | |
MSN phát hành gần 900.000 cổ phiếu cho IFC | |
Thiên Minh nhận khoản đầu tư 14 triệu USD từ IFC | |
IFC cấp 7,5 triệu USD cho Nam Long đầu tư căn hộ Ehome | |
IFC đầu tư 805 triệu USD tại Việt Nam |
Đây là đợt huy động vốn lần thứ ba của Pan Pacific trong hai năm trở lại đây. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Pan Pacific tăng từ 617 tỷ đồng lên 832 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư ngoại tham gia mua cổ phần đợt này gồm có Tổ chức Tài chính Quốc tế International Finance Corporation (IFC), The Government of Singapore Investment Corporation (GIC), The Asian Entrepreneur Legacy (TAEL) Partners và Mutual Fund Elite (PYN).
![]() |
SSI là một trong những nhà đầu tư trong nước tham gia đợt phát hành này của Pan Pacific |
Theo đó, IFC đã mua khoảng 5% và trở thành cổ đông chiến lược của Pan Pacific. Trong khi đó, GIC là một quỹ đầu tư của chính phủ Singapore đang quản lý giá trị tài sản trên 100 tỷ USD. Sau khi mua cổ phần đợt này, GIC đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Pan Pacific từ 4,71% lên 5% để chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty.
Các cổ đông ngoài khác là TAEL Partners, Mutual Fund Elite (PYN) cũng đăng ký mua thêm để sở hữu lần lượt 20% và xấp xỉ 10% cổ phần của Pan Pacific.
Ngoài ra, đợt phát hành này có cả một số nhà đầu tư tổ chức lớn trong nước tham gia gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDH Invest) và Công ty Cổ phần CSC Việt Nam (CSC).
Sau đợt phát hành lần này, Pan Pacific sẽ tiếp tục triển khai bước thứ ba trong chuỗi chiến lược M&A và việc thành lập PAN Food, một công ty con chuyên sâu về thực phẩm đóng gói có thương hiệu tại Việt Nam.
Trong chiến lược tới đây, Pan Pacific đang tiến bước theo tầm nhìn đã hoạch định để đạt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm tiêu dùng.
Pan Pacific được thành lập từ năm 1993, hiện có mức vốn hóa khoảng 2.500 tỷ đồng (trước khi phát hành thêm 35 triệu USD), hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm và các dịch vụ tiện ích.
Hiện Pan Pacific đang theo đuổi chiến lược mua lại và hợp nhất những công ty hiệu quả, được quản trị xuất sắc trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Hiện nay, hai công ty con của Pan Pacific là Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre và công ty liên kết (Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An) đều đang hoạt động hiệu quả nhất lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Chí Tín
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower