-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Tổng Công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex) sẽ hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu hơn 57,1 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans, mã: STG) cho Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển In Do Trần (ITL Corp) vào ngày 17/08 tới.
In Do Trần (ITL Corp) hiện nắm hơn 41 triệu cổ phiếu STG của Sotrans, tương đương 41,7% vốn điều lệ và đã đăng ký mua thêm hơn 57,1 triệu cổ phiếu để sở hữu 100% Sotrans.
Hồi tháng 03/2020, Sotrans đã có tờ trình về việc cho phép In Do Trần tăng tỷ lệ sở hữu mà không cần thực hiện chào mua công khai.
Đến giữa tháng 07/2020, Sotrans thông báo phía In Do Trần đã ký hợp đồng với Gelex để mua 100% phần vốn góp của Gelex tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics.
Dự kiến, từ ngày 20/07 đến 17/08/2020, các thủ tục chuyển quyền sở hữu của Công ty TNHH MTV Gelex Logistics sang In Do Trần sẽ hoàn tất.
Sotrans được thành lập từ 1975 và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần vào năm 2007.
Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, khai thác cảng, dịch vụ kho bãi và kinh doanh xăng dầu.
Trong đó, kinh doanh kho hiện là thế mạnh của Sotrans với hệ thống kho ngoại quan, kho chứa hàng đa chức năng hơn 230.000 m2.
Năm 2019, Sotrans thuộc tốp 10 công ty uy tín ngành vận tải và logistics - nhóm ngành giao nhận, kho bãi và chuyển phát, hiện có 09 công ty con và 07 công ty liên kết (trong đó, 2 công ty kinh doanh bất động sản là Công ty cổ phần phát triển bất động sản The Pier và Công ty TNHH Phát triển bất động sản Soreco).
Kết quả kinh doanh năm 2019 và kế hoạch năm 2020 của Sotrans. |
Theo Báo cáo thường niên năm 2019, Sotrans đặt mục tiêu tăng trưởng từ 5-10%/năm, tăng trưởng lợi nhuận 10-15% mỗi năm cũng như đảm bảo cổ tức 5-15% hàng năm.
Dù vậy, năm 2018 và 2019, Sotrans không trả cổ tức. Dự kiến điều này sẽ lặp lại cho năm 2020.
Từ năm 2021, Sotrans kỳ vọng có thể cân đối dòng tiền, nguồn vốn ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để chi trả cổ tức.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2019 không đạt kế hoạch được ban lãnh đạo Sotrans lý giải do sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trong ngành.
Cùng với đó, hoạt động vận tải siêu trường siêu trọng chịu ảnh hưởng do nguồn vốn đầu tư công năm 2019 giải ngân chưa đạt kế hoạch, làm chậm tiến độ các dự án công ty đang triển khai, hoạt động đầu tư tài chính chưa mang lại hiệu quả cao khi giá trị thị trường sụt giảm, hoạt động của một số công ty liên doanh liên kết có kết quả kinh doanh thấp hơn kế hoạch.
6 tháng đầu năm, Sotrans ghi nhận lỗ hơn 6,4 tỷ đồng, giảm 74,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân lỗ được lý giải do Công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ từ thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết là Công ty cổ phần MHC (tên gọi cũ là Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội) với số tiền 56,3 tỷ đồng và các công ty con ghi nhận lỗ 16,3 tỷ đồng so với năm 2019.
Trong khi đó, năm 2020 đánh dấu chặng đường phát triển 20 năm của ITL Corp với mạng lưới hơn 70 văn phòng và khoảng 1.900 nhân viên tham gia cung cấp giải pháp logistics tích hợp về vận chuyển hàng không, vận tải quốc tế, hậu cần thương mại điện tử.
Doanh nghiệp này cũng cấp dịch vụ kho bãi với diện tích hơn 300.000m2 và theo Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, ITL Corp là đại diện của hơn 22 hãng hàng không, quản lý hơn 300 chuyến bay mỗi tuần và công suất 150.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ITL từng dẫn thông tin từ Orbis Research cho rằng, phần lớn trong số hàng ngàn doanh nghiệp hậu cần nội địa là các công ty vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ hậu cần giá trị gia tăng thấp, vẫn còn bị các công ty nước ngoài chi phối.
Và mục tiêu của ITL sẽ trở thành cầu nối cho các doanh nghiệp logistics Việt liên kết với nhiều "ông lớn" của logistics toàn cầu, qua đó tăng cường vị thế, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và trung tâm vận tải hàng không mới của khu vực.
ITL trở thành cổ đông lớn của Sotrans từ năm 2015 với tỷ lệ sở hữu 14,4% trước khi nâng lên 20,3% vào giữa tháng 10/2016.
Năm 2016, Gelex trở thành cổ đông mới của Sotrans khi nắm xấp xỉ 25% trong khi hàng loạt cổ đông khác như Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương,…chọn cách giảm tỷ lệ sở hữu.
Từ đó đến đầu năm 2020, Gelex và ITL liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans trước khi thực hiện quá trình chuyển quyền sở hữu lần này.
-
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm