Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Indonesia không cần tàu sân bay cho hệ thống phòng thủ
Việt Tú/Jakarta - 21/05/2014 14:44
 
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đại tướng Moeldoko, cho biết nước này không có ý định mua sắm tàu sân bay để tăng cường hệ thống phòng thủ chính của mình.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Indonesia phản bác luận điểm của Trung Quốc về Biển Đông
Sự gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở châu Á đạt hiệu quả
Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam điện đàm với người đồng cấp của 3 nước
Hải quân Việt Nam diễn tập cùng 5 nước ở Biển Đông

 

  Tướng Moeldoko. (Nguồn: News Asia)  
 

Tướng Moeldoko. (Nguồn: News Asia)

 

Ông Moeldoko khẳng định “tàu sân bay không phù hợp với học thuyết quân sự của Indonesia" và hơn nữa “tàu sân bay là không cần thiết khi Indonesia có tới hàng ngàn hòn đảo nằm dọc theo chiều dài đất nước, từ Aceh để Papua, có thể được sử dụng như các sân bay cho lực lượng không quân”.

Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio cũng chia sẻ quan điểm trên khi cho biết Hải quân Indonesia sẽ hành động phù hợp với Học thuyết Green Water của đất nước, theo đó các lực lượng của Hải quân Indonesia sẽ không vươn ra các vùng biển quốc tế, và chỉ có các quốc gia có Học thuyết Blue Water mới cần đến tàu sân bay.

Đô đốc Marsetio nhấn mạnh rằng cũng chỉ các nước có Học thuyết Blue Water mới có xu hướng xâm lược đe dọa các quốc gia khác, còn Indonesia là một đất nước hòa bình, hết sức coi trọng chủ quyền lãnh thổ của mình.

Tư lệnh TNI Moeldoko nói thêm rằng căng thẳng gia tăng tại vùng biển Đông Nam Á đã khẳng định sự đúng đắn Học thuyết Green Water của Indonesia và phương án tối ưu nhất mà TNI sẽ thực hiện là bố trí, triển khai lại các đơn vị của mình tại các quần đảo Natuna, Riau giáp Biển Đông và Datuk Cape ở Tây Kalimantan.

Indonesia không phải là một bên liên quan như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, song sẽ luôn theo dõi sát sao tình hình tại đây./.

Quốc hội lên tiếng về tình hình Biển Đông

Quốc hội lên tiếng về tình hình Biển Đông

() Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XIII, tình hình Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội. Đa phần các ý kiến đều khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và Việt Nam làm hết sức mình để bảo vệ quyền thiêng liêng ấy.

Ông Ban Ki-moon thảo luận tình hình Biển Đông với Trung Quốc

Ông Ban Ki-moon thảo luận tình hình Biển Đông với Trung Quốc

Tại cuộc họp báo ngày 19/5, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn Liên hợp quốc, cho biết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng Thư ký Ban Ki-moon thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhân chuyến thăm nước này.

Học giả Nga-Việt thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông

Học giả Nga-Việt thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông

Trong hai ngày 19-20/5, tại thủ đô Moskva của Liên bang Nga, Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học thực tiễn lần thứ 5 với chủ đề "Các ngày kỷ niệm trọng đại giai đoạn 2014-15 trong lịch sử Việt Nam", trong bối cảnh Việt Nam đang lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại Biển Đông. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư