
-
Kinh tế Anh tăng trưởng âm trong quý II/2022
-
ASEAN là cửa ngõ và then chốt cho tiến trình hội nhập của Việt Nam
-
Gia nhập ASEAN là một quyết định sáng suốt, kịp thời và đúng đắn
-
Giá xăng dầu bán lẻ tại Mỹ rơi sâu
-
Giá dầu quay đầu giảm trước thềm OPEC+ họp -
Kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm, mang nhận dạng ban đầu của suy thoái
![]() |
Ảnh: Sputnik |
Theo hãng thông tấn Tasnim, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 27/6. Ông Khatibzadeh giải thích rằng tư cách thành viên của Iran sẽ làm “gia tăng giá trị” cho tất cả các thành viên trong nhóm.
“Vị trí địa lý độc đáo của Iran và năng lực của nước này trong các lĩnh vực năng lượng, vận chuyển và thương mại đã khiến các thành viên BRICS đặc biệt chú ý đến Iran như một tuyến đường vàng để kết nối phương Đông với phương Tây”, Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo thuộc sở hữu nhà nước Iran (IRNA) cho biết.
IRNA cũng nhận định rằng nếu Iran và các quốc gia hùng mạnh khác gia nhập BRICS, nhóm kinh tế này có thể còn mạnh hơn và thách thức các chính sách của phương Tây.
Ngoài Iran, Argentina cũng đã nộp đơn xin gia nhập BRICS. Cuối tuần trước, Tổng thống Argentina Alberto Fernández bày tỏ mong muốn đưa đất nước của ông trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi này.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm 26,7% diện tích thế giới, hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 41,5% dân số thế giới.
Vào tuần trước, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 do Trung Quốc chủ trì đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị không chỉ có các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia BRICS, mà còn có nguyên thủ của 13 quốc gia đang phát triển khác - bao gồm Iran và Algeria, Argentina, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Senegal, Uzbekistan, Campuchia, Ethiopia, Fiji, Malaysia và Thái Lan.
BRICS đang cùng nhau phát triển kinh tế, công nghệ và các mối quan hệ khác trong thế giới hiện đại. Tại hội nghị lần này, các thành của nhóm đã thảo luận về các xu hướng chính trị và kinh tế cấp thiết, phối hợp nhuần nhuyễn các chính sách kinh tế - chính trị. Các quốc gia cũng thảo luận về biện pháp cùng điều hướng dòng chảy thương mại toàn cầu và chi phối ảnh hưởng đáng kể của nhóm (24% GDP toàn cầu) để thay đổi điều đó.
Trong phiên họp BRICS, Tổng thống Vladimir Putin cũng cho biết nhóm 5 thành viên này đang làm việc để thiết lập một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới dựa trên các loại tiền tệ của những quốc gia thành viên.

-
Vốn hoá thị trường của doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc bốc hơi 90 tỷ USD -
Cuba: Đã dập tắt được vụ cháy kho dầu kinh hoàng nhất trong lịch sử -
Fed sẽ tăng lãi suất tới đâu trong năm 2022 để kiềm chế lạm phát? -
Trung Quốc đầu tư nhà máy pin 7,6 tỷ USD ở Hungary -
Johnson & Johnson dừng bán phấn rôm trẻ em chứa chất gây ung thư -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật về thuế, chăm sóc sức khỏe và biến đổi khí hậu trị giá 430 tỷ USD -
Kinh tế Anh tăng trưởng âm trong quý II/2022
-
1 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
2 Đánh đổi lãi suất, tín dụng để “ghìm cương” tỷ giá?
-
3 Sửa Luật Dầu khí: Kỳ vọng giúp thu thêm 1,2 tỷ USD vào ngân sách
-
4 Bệnh trầm kha “trên nóng, dưới lạnh” khiến người lao động chịu thiệt
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/8
-
Dat Xanh Services nhận giải thưởng quốc tế “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022”
-
Bánh Trung thu "hương vị tuổi thơ" là lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp mua biếu tặng
-
Tập đoàn Giáo dục IGC gia nhập cộng đồng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022"
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á