-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Vì sao K+ tiếp tục mua EPL 2016 - 2019?
Kinh doanh truyền hình là lĩnh vực kinh doanh khá đặc thù. Trong đó, nội dung là yếu tố “cốt tử” quyết định sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Những bài học thất bại của Truyền hình An Viên, Truyền hình cáp Hà Nội, sự biến mất của hàng chục doanh nghiệp truyền hình trả tiền từ năm 2012 đến nay vẫn còn hiển hiện. Truyền hình trả tiền muốn sống thì phải đầu tư mạnh vào nội dung và chi phí cho nội dung luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
EPL, như hơn 20 năm nay, là quảng cáo mang lại doanh thu “khủng” cho nhà đài. Có EPL chính là có “cỗ máy in tiền” nếu nhà đài có bài toán mua bản quyền và kinh doanh hiệu quả. Ở một góc độ khác, có EPL tức là doanh nghiệp truyền hình trả tiền có một “vũ khí cạnh tranh hạng nặng”, bứt phá vượt lên các doanh nghiệp khác.
. |
Trở lại trường hợp của K+, họ đã chọn thể thao làm “mặt hàng chiến lược” để đầu tư, bởi thế rất dễ hiểu khi K+ chọn Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, một giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh để hút khách.
Không chỉ có giải Ngoại hạng Anh, K+ cũng khá “mạnh tay” chi cho các nội dung “hot” khác, như: các giải bóng đá vô địch các quốc gia châu Âu, ATP World Tours, phim bom tấn quốc tế, các Game Show hấp dẫn như UK X-Factor, America’s Got Talent, các chương trình ảo thuật với huyền thoại Chris Angel...
“Con đường khác biệt” của K+ đối với các nội dung sản xuất trong nước cũng đem lại cho nhà đài này sự thành công trong việc tạo các nội dung hấp dẫn. Lần lượt các bộ phim nổi tiếng như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Em là bà nội của anh, Để mai tính 2… được đưa lên sóng K+ phục vụ khán giả tại nhà ngay sau thời gian chiếu rạp. Đặc biệt, xét về phương diện kinh doanh, APRU của K+ luôn cao nhất, doanh thu của K+ tăng từ 160,8 tỷ đồng năm 2010 lên 1.269 tỷ đồng vào năm 2015 và K+ đã đạt điểm hòa vốn vào cuối tháng 6/2015.
Đó chính là lý do vì sao K+ tiếp tục đầu tư mua EPL 3 mùa giải tiếp theo.
K+ sẽ kinh doanh ra sao
Theo hợp đồng với MP&Silva, K+ sở hữu bản quyền phát sóng toàn bộ 380 trận đấu/mùa trong ba mùa bóng, bao gồm quyền độc quyền phát sóng một số trận đấu cuối tuần và quyền ưu tiên lựa chọn phát sóng một trận đấu của các vòng diễn ra giữa tuần.
Để đảm bảo yếu tố “có khả năng tiếp cận giải EPL rộng rãi hơn” của Ban tổ chức EPL, K+ đã hợp tác cung cấp EPL qua 4 kênh K+1, K+PM, K+PC và K+NS cho các nhà đài khác như Viettel, My TV, VTVcab, Hanoicab, FPT và sắp tới là TMS, cho phép thuê bao của các đơn vị này xem được các kênh K+ có phát toàn bộ giải EPL mà không phải chuyển sang thuê bao K+.
Như vậy, không chỉ gần 1 triệu thuê bao của K+, mà hàng chục triệu thuê bao khác của các nhà cung cấp nói trên cũng có thể theo dõi giải Ngoại hạng Anh và các nội dung độc quyền khác trên 4 kênh K+ khi đăng ký thêm gói 4 kênh K+ này, với cùng mức phí thuê bao như thuê bao của K+ là 125.000 đồng/tháng.
Bên cạnh việc mở rộng thuê bao, phát chéo trên hạ tầng của các kênh đối tác, K+ còn tung ra chiến lược gộp gói cước, cơ cấu lại giá cước để tăng lượng thuê bao. Từ đầu năm 2016, K+ đã gộp 2 gói cước 230.000 đồng và 95.000 đồng thành một gói 125.000 đồng. Mặt khác, K+ đang nỗ lực đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn để bất kỳ người dân nào, ở đâu cũng đều có thể xem K+. Tới đây, K+ sẽ cung cấp cả gói dịch vụ xem K+ qua Internet cho các khách hàng không lắp được chảo, không kéo được cáp quang… những điều này sẽ giúp K+ có thêm một lượng khách hàng rất lớn trong thời gian tới.
Một chiến lược khác có thể sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho K+ trong các mùa giải tới chính là quảng cáo. K+ đã từ bỏ chiến chiến lược kinh doanh thuê bao thuần túy sang thuê bao cộng với thu quảng cáo và các nguồn khác. Tin rằng, với độ “hot” của EPL, K+ sẽ thu một khoản tiền rất lớn từ quảng cáo.
“Khi có bản quyền, theo tính toán của K+, với việc giảm giá thuê bao để tăng số lượng, đồng thời khi tăng nội dung thuê bao lên để phát cả các chương trình quảng cáo, các nội dung khác… thì dự kiến đến năm 2017 là hòa vốn trở lại và có lãi”, ông Nguyễn Chí Công, Tổng giám đốc K+ khẳng định.
Như vậy, với việc “mua hời” bản quyền EPL, K+ đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược kinh doanh.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up