
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
![]() |
Đối tác nước ngoài tận dụng việc các đài truyền hình Việt Nam không đoàn kết, muốn độc quyền để bán với giá cao |
Chiều 8/4, Ban đàm phán mua bản quyền Ngoại hạng Anh ba mùa từ 2016 đến 2019 họp tại trụ sở của Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV). Tại đây đại diện của chín đài truyền hình lớn trong nước đều có mặt, chỉ thiếu VTV.
“Chúng tôi xác nhận lại ý chí của các thành viên trong Ban đàm phán, trừ K+, đơn vị này đã đề nghị tự mua riêng”, Trưởng Ban đàm phán, Tổng thư ký VNPayTV Lê Đình Cường chia sẻ.
Ban đàm phán kiên quyết mua tất cả các trận đấu, không độc quyền và giá tăng không quá 20% so với ba mùa trước, tức vào khoảng 48 triệu đôla.
Ban đàm phán đã hai lần gửi công văn cho MP&Silva, đối tác đang nắm giữ bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, nhưng chỉ nhận lại sự im lặng. Phải tới ngày 1/4, sau khi K+ kiên quyết đòi đàm phán riêng, công ty Italy mới hồi đáp và khẳng định từ chối bán.
Ngày 6/4 vừa qua, MP&Silva đã tiến hành gặp gỡ riêng các đối tác. Trong buổi họp, các đài đã từ chối mua, chỉ trừ K+. Nhà đài này đã uỷ quyền cho Canal+ đứng ra đàm phán. Nhà đài của Pháp là đơn vị nắm giữ 49% cổ phần của K+, 51% còn lại thuộc về VTV. Mức giá mà MP&Silva đưa ra là hơn 80 triệu đôla, cao gấp đôi so với ba mùa giải trước.
“Mức giá trên là phi lý. Nếu chúng ta mua sẽ chỉ làm thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài. Người xem cũng thiệt thòi khi phải gánh chi phí ấy”, ông Lê Đình Cường chia sẻ.
Người đứng đầu Ban đàm phán cho biết thêm nếu nhà đài nào “đánh lẻ”, đàm phán riêng với MP&Silva là vi phạm cam kết đã báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp mua được, chuyện có được phát sóng hay không vẫn phải chờ quyết định của Chính phủ.
Đầu tháng 11/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn chỉ đạo các đài không được mua bản quyền Ngoại hạng Anh bằng mọi giá. Người hâm mộ và giới truyền thông hy vọng động thái này sẽ giúp Việt Nam tránh được tình trạng các đài truyền hình đấu đá nhau, qua đó mua được bản quyền giải đấu này với mức giá hợp lý.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower