-
Vàng giảm giá sát ngày Thần Tài, nhiều người đua bán chốt lời -
Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025 -
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% năm 2025 -
Hội đồng Vàng Thế giới: Bất ổn sẽ làm tăng nhu cầu vàng năm nay -
Vàng miếng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng, tỷ giá tại các ngân hàng hạ nhiệt -
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank
Hàng chục nhà đầu tư muốn mua nợ xấu
Quy mô nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua về hiện khoảng 10 tỷ USD. Số hàng này khá dồi dào, đảm bảo nguồn cung cho thị trường nợ vận hành, phát triển. Việc hầu hết các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo (trong đó tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm gần 64%) cũng giúp các khoản nợ xấu này thêm hấp dẫn.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho hay, kể từ khi thành lập đến nay, VAMC đã tiếp xúc với 52 nhà đầu tư, trong đó có 35 nhà đầu tư quốc tế, 17 nhà đầu tư trong nước. Đến nay, VAMC đã ký kết bảo mật thông tin với 13 nhà đầu tư quốc tế và 6 nhà đầu tư trong nước. Một số nhà đầu tư đã ký kết bảo mật thông tin với VAMC là: IFC, Standard Chartered Bank, Jadara capital, Seven Seas Holding, Blackriver Asset Management, GIC, Yamaichi Securities, VinaCapital, VIC...
. |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho hay: “Theo thông tin mà tôi biết, đến nay, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nợ xấu. Điều họ đang trông đợi là cơ chế, thủ tục nhanh gọn, giá cả thỏa đáng và tỷ lệ sở hữu cổ phần cao hơn”.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, nợ xấu Việt Nam vẫn hấp dẫn với nhà đầu tư, song những vướng mắc về pháp lý như quyền sở hữu và quyền tài sản, chuyển đổi sở hữu, room cổ phần… đang trở thành rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư, khiến thị trường mua bán nợ chưa được hình thành. Vì vậy, nợ VAMC mua về vẫn khó xử lý được. Và điều này dễ khiến các ngân hàng nản lòng, không muốn bán tiếp nợ xấu cho VAMC.
“Những rào cản về pháp luật liên quan đến nhà đầu tư ngoại như vấn đề quyền định đoạt tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ tham gia sở hữu cần phải có những thay đổi thực sự có ý nghĩa. Nếu khung khối pháp lý còn chưa đầy đủ và rối rắm, thì chắc chắn nhà đầu tư cả nội lẫn ngoại vẫn sẽ đứng ngoài cuộc”, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khuyến cáo.
Lỏng lẻo pháp lý, nhà đầu tư run tay
Đại diện Ngân hàng Vietcombank cho hay, các tổ chức tín dụng hiện có nhu cầu bán nợ theo giá thị trường rất lớn đối với nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng, nhằm xử lý dứt điểm nợ, tăng thu nhập cho Ngân hàng và tạo thị trường mua bán nợ. Vietcombank cũng bày tỏ mong muốn VAMC mở rộng phạm vị mua bán nợ theo giá thị trường.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít nhà đầu tư mới dám mạnh dạn tham gia thị trường, ngoài danh sách những nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm mua nợ Việt Nam như đã nói ở trên. Cụ thể, trong nước mới có VAMC, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và gần 20 công ty xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (AMC). Các AMC này chỉ xử lý nợ xấu nội bộ của ngân hàng mẹ, không tham gia mua bán nợ trên thị trường. Còn VAMC, theo quy định, chỉ được bán nợ cho các đơn vị có chức năng mua bán nợ, có nghĩa là phạm vi rất hẹp, hẹp hơn cả các AMC.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Đầu tư, kinh doanh mua bán nợ thuộc danh mục ngành nghề có kinh doanh có điều kiên. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa ban hành quy định cụ thể về vấn đề này, nên doanh nghiệp chưa thể tham gia thị trường. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, ở Việt Nam, thị trường nợ chưa phát triển, VAMC có rất ít “tiền tươi thóc thật” để mua nợ, khiến vị thế mặc cả trong bán nợ của ngân hàng, doanh nghiệp, hay VAMC rất yếu. Đây là nguyên nhân khiến các khoản nợ không được mua với giá thích hợp.
“Tất nhiên, không phải vì thế mà chúng ta bán tống, bán tháo các khoản nợ xấu, mà cái gốc là phải phối hợp chung tay loại trừ các rào cản. Bên cạnh đó, cũng cần có những giao dịch trên thị trường làm chất xúc tác để kích hoạt. Khi có giao dịch, thanh khoản mới tăng dần, thị trường mua bán nợ rào cản chỉ dừng ở mức độ cam kết, không có giao dịch thực tế thì nhà đầu tư cũng sẽ đứng im”, ông Thành nói.
Để thị trường nợ sớm vận hành, các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia, theo chuyên gia này, cần phải hoàn thiện nhanh chóng khung khổ pháp lý, nhất là đối với xử lý tài sản đảm bảo.
-
Hội đồng Vàng Thế giới: Bất ổn sẽ làm tăng nhu cầu vàng năm nay -
Vàng miếng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng, tỷ giá tại các ngân hàng hạ nhiệt -
Cẩn trọng khi mua vàng đón vía Thần Tài -
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank -
Thêm nhiều ngân hàng vào câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng -
Bitcoin lại đánh rơi mốc 100.000 USD, nhà đầu tư giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất -
Giá vàng nhẫn lần đầu vượt 90 triệu đồng/lượng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn