Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Kê khai tài sản là giải pháp phòng ngừa tham nhũng kém hiệu quả
PV - 23/10/2014 16:54
 
Đó là phát biểu của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng tại cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ quý III, tổ chức sáng 23/10.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ụ nổi 83M nguy cơ hóa kiếp thành sắt vụn
Bắt đầu kiểm tra án tham nhũng tại 8 tỉnh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Truyền
Bộ Công thương: 1.500 cuộc kiểm tra chống tham nhũng, phát hiện một vụ... trộm cắp
  Theo ông Trần Đức Lượng, giải pháp kê khai tài sản ít có hiệu quả trong phòng chống tham nhũng  
  Theo ông Trần Đức Lượng, giải pháp kê khai tài sản ít có hiệu quả trong phòng chống tham nhũng  

Tại cuộc họp báo sáng 23/10,  Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, mới đây, Thanh tra Chính phủ rà lại 9 giải pháp phòng ngừa tham nhũng thì chia thành 3 nhóm: hiệu quả, trung bình, hiệu quả không cao. Giải pháp kê khai tài sản nằm trong nhóm thứ ba. Trên thực tế, theo ông Lượng, nhiều quốc gia áp dụng giải pháp này, nhưng cũng nhiều nước không làm.

Báo cáo tại Quốc hội mới đây, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra rất phức tạp, trong khi các giải pháp phòng ngừa chưa thực sự hiệu quả, trong đó có giải pháp kê khai tài sản của cán bộ. Đến nay, đã có trên 1 triệu người kê kha,i nhưng chỉ 5 người được xác minh, 1 trường hợp được xác định kê khai không trung thực. Dư luận đang đặt câu hỏi về sự tin cậy của kết quả kê khai tài sản.

Với Việt Nam, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng, đây không phải là vấn đề mới mà đã có quy định đối với cán bộ, công chức khi phải kê khai về hoàn cảnh kinh tế trong sơ yếu lý lịch. Nhưng Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng năm 1998, tiếp đến là Luật Phòng chống tham nhũng đã từng bước đưa kê khai tài sản thành giải pháp quan trọng. Luật Phòng chống tham nhũng quy định công khai bản kê khai của các đối tượng thuộc diện kê khai ở những nơi mà luật quy định.

Các chuyên gia quốc tế cũng đã khuyến nghị Việt Nam nên thu hẹp đối tượng công khai để hiệu quả hơn, dễ quản lý hơn và nghiên cứu việc công khai không có điều kiện. “Còn hiện nay, kê khai tài sản là giải pháp phòng ngừa tham nhũng kém hiệu quả”, ông Lượng thừa nhận.

Cũng theo ông Trần Đức Lượng, chính Thanh tra Chính phủ cũng băn khoăn về số người được xác minh kê khai tài sản quá ít, nhưng thẩm quyền xác minh hiện nay thuộc về cơ quan quản lý cán bộ.

“Chúng tôi đang tính thay đổi chủ thể xác minh để bảo đảm diện được xác minh nhiều hơn. Làm từ năm 2007, nhưng vì xác minh còn ít nên cũng chưa thể khẳng định là đã kê khai trung trung thực chưa. Từ năm 2007 đến nay, khi triển khai, chỉnh sửa chính sách này đều hướng tới việc làm thế nào để bảo đảm kê khai trung thực hơn.  Đây là điều mà Thanh tra Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn hiện chính sách”, ông Lượng nói.

Tham nhũng mấy năm nay Tham nhũng mấy năm nay "ổn định"

() Sáng nay (21/10), thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình hình tham nhũng, lãng phí nhiều năm nay không thuyên giảm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư