-
Tín dụng bất động sản sẽ tăng mạnh năm 2025, một phần để đảo nợ trái phiếu -
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại Lào -
MSB bổ nhiệm nhân sự cấp cao, tham vọng "lột xác" Công ty tài chính tiêu dùng TNEX Finance -
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về nguồn vốn, tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng địa phương, trong tháng 4, tháng 5/2019, NHNN đã tổ chức các Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp tại 3 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng với sự chủ trì của Lãnh đạo NHNN và Lãnh đạo UBND thành phố nơi tổ chức Hội nghị.
Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đề ra mục tiêu xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, trong đó doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
NHNN đã xây dựng các Chương trình hành động của ngành, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp như: (i) điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng chủ động, linh hoạt và đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất và kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp; (ii) xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong năm lĩnh vực ưu tiên, chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực này thấp hơn từ 1% - 1,5%/năm so với các lĩnh vực thông thường khác
Đồng thời, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD theo hướng tăng cường thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm của TCTD trong việc cho vay đối với doanh nghiệp, người dân; (iv) triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn trong một số ngành/lĩnh vực; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DNNVV, tích cực triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV.
Từ năm 2014, NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai rộng rãi trên toàn quốc Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBND các cấp và sự phối hợp của các ngành chức năng, ngành Ngân hàng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp, để cùng các Sở, ngành, chính quyền các cấp tháo gỡ cho doanh nghiệp những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.
Việc tổ chức hội nghị kết nối tại 3 thành phố lớn lần này cũng không nằm ngoài mục đích đó. Với những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng nền kinh tế cuối năm 2018 tăng gần 14%, trong 3 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng khoảng 2,8% so với cuối năm 2018.
TP.HCM là địa phương triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đi đầu trong cả nước về triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp.
Các hình thức kết nối được tổ chức phong phú, đa dạng như: (i) ký kết cho vay theo chuyên đề (nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...) giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn; (ii) tổ chức kết nối do UBND các quận/huyện chủ trì phối hợp với NHNN chi nhánh thành phố, các TCTD và các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn; (iii) các TCTD chủ động xây dựng và đăng ký triển khai các Gói tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức trên địa bàn với lãi suất ưu đãi.
Năm 2018, các TCTD trên địa bàn TP.HCM đã cho vay theo Chương trình được 10.593 khách hàng với số tiền 285.544 tỷ đồng; trong đó giải ngân cho vay theo Gói tín dụng ưu đãi lãi suất là 269.493 tỷ đồng cho 10.092 khách hàng với lãi suất cho vay ngắn hạn không quá 6,5%/năm, trung dài hạn xoay quanh 9%/năm.
Kết quả triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp đã góp phần giúp TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018 là 14,69%, dư nợ cho vay DNNVV đạt 346.248 tỷ đồng, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt 8,3%.Các kết quả trên đã cho thấy những cố gắng của ngành ngân hàng, các doanh nghiệp trong thời gian qua, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế TP.HCM, cũng như hiệu quả của Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian tới, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, và Nghị quyết 02 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ; hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn TCTD, hỗ trợ vốn thông qua Quỹ phát triển DNNVV.
-
Tín dụng bất động sản sẽ tăng mạnh năm 2025, một phần để đảo nợ trái phiếu -
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại Lào -
MSB bổ nhiệm nhân sự cấp cao, tham vọng "lột xác" Công ty tài chính tiêu dùng TNEX Finance -
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà
-
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả