
-
Công nghệ hỗ trợ chủ động phòng thủ an ninh mạng
-
Từ 15/7, Video AI sẽ bị ngừng chia sẻ doanh thu, giảm hiển thị trên Youtube
-
Việt Nam sắp trình làng nền tảng xác thực, định danh hàng hóa xuyên biên giới
-
Chặt vòi bạch tuộc hàng giả bằng "con dao" truy xuất nguồn gốc sản phẩm
-
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G -
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới
Theo Viettel, Hệ thống Chăm sóc khách hàng của Viettel không có sự biến động về phản ánh chất lượng dịch vụ kể từ ngày 7/6/2015, thời điểm bắt đầu sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG.
Thống kê trong thời gian 3 ngày đầu tiên sửa chữa cáp quang biển AAG, số lượng phản ánh của khách hàng vẫn ở mức thông thường, chủ yếu là các yêu cầu tư vấn dịch vụ, hoặc một số trục trặc nhỏ được xử lý trong ngày.
![]() |
Việc bảo dưỡng hệ thống cáp quang biến AAG vẫn đang được tiến hành. |
Kiểm tra thực tế trên hệ thống, băng thông lưu lượng đi quốc tế từ phía khách hàng được đảm bảo. Việc truy cập vào các dịch vụ như Facebook, Google (Gmail, Blogger, Google Plus, Google Photo, Youtube...), các dịch vụ email và website tại nước ngoài được thực hiện bình thường trên cả các thuê bao cố định (ADSL, FTTx, Lease line,…) và di động 3G.
Điều đặc biệt là khách hàng cũng có những thay đổi nhất định trong việc sử dụng dịch vụ khi tiếp nhận thông tin dự báo về sự cố. Trong đó, nhiều khách hàng đã tối ưu lưu lượng sử dụng so với ngày thường. Một số khách hàng di động chuyển sang những trình duyệt hỗ trợ nén dữ liệu như Opera Mini để tăng tốc độ truy cập.
Viettel đang có khoảng 30% lưu lượng Internet quốc tế qua tuyến cáp quang AAG. Khi tuyến cáp này được tạm ngắt để bảo dưỡng từ ngày 07/6 – 17/6/2015 Viettel đã chủ động bổ sung thêm dung lượng qua hướng cáp quang biển Liên Á (IA) và hướng đất liền. Việc sở hữu tuyến cáp Liên Á tại Việt Nam với dung lượng rất lớn đã giúp Viettel duy trì dịch vụ ổn định ngay cả khi tuyến cáp AAG có sự cố.
Được biết, để đảm bảo cho kết nối quốc tế ổn định lâu dài, Viettel đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á – Thái Bình Dương - APG Asia Pacific Gateway (nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 - Asia Africa Euro 1 (nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi). Hai tuyến cáp mới này dự kiến sẽ hoạt động vào trong năm 2016. Khi đó, Viettel sẽ có 5 hướng kết nối quốc tế (IA, AAG, đất liền qua Trung Quốc, APG và AAE1), đảm bảo hệ thống dự phòng cho tất cả sự cố ở bất kỳ hướng nào.

-
Chặt vòi bạch tuộc hàng giả bằng "con dao" truy xuất nguồn gốc sản phẩm -
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G -
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới -
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt -
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc -
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước -
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông